Minamoto (Nguyên) và Taira (Bình) để duy trì chính quyền. Thế
nhưng qua hai cuộc binh biến gọi là loạn năm Hogen (1156) và Heiji
(1159), giới võ sĩ càng lấn lướt. Thủ lãnh nhà Taira là Taira no
Kiyomori (Bình, Thanh Thịnh, 1118-81) đã nắm chức daijôdaijin (thái
chính đại thần) quyền cao cực phẩm. Sau khi đập tan âm mưu đảo
chánh hồi loan của Thiên hoàng Go-Shirakawa và bắt giam ông rồi,
quyền lực của họ Taira đã đạt đến đỉnh cao nhất.
Trong thời viện chính tư tưởng của phái Tendai mà cứ điểm là
chùa trên ngọn Hieizan được đề cao hơn cả. Phái này khẳng định
"Thiên Thai bản giác tư tưởng", xem hiện thực tự thể nó đã là biểu
hiện của giác ngộ. Có thể nói quan điểm này bắt nguồn từ tư tưởng
Như Lai Tạng
nhưng về sau nó không chỉ dừng lại ở lý thuyết nhà
Phật mà còn ảnh hưởng đến toàn thể văn hóa Nhật Bản nói chung.
*Phương pháp tu Thiền của tăng Saichô (Tối Trừng)
Khi bàn về sự tiếp nhận giáo lý Thiền Tông của người thời
Heian, trước tiên phải nói đến khả năng thừa kế tư tưởng Ngưu Đầu
Tông của Saichô. Như đã nói, Saichô đã được Gyôhyô truyền cho
Thiền Bắc Tông, thế nhưng theo tác phẩm Naishô Buppô Sôjô
Ukechimyaku Fu narabini Jo (Nội Chứng Phật Pháp Tương Thừa
Huyết Mạch Phổ Bình Tự) của chính Saichô thì sau khi ông nhập
Đường, vào chùa Zenrinji (Thiền Lâm Tự) trên núi Tendai ngày 13
tháng 10 năm 804 thì đã được tăng Thúc (?) Nhiên (năm sinh và mất
không rõ) truyền cho những văn kiện liên quan đến việc "phó pháp"
của Ngưu Đầu Tông. Sau khi về nước, ông đã cất giữ nó ở núi
Hieizan. Ngoài ra, trên thực tế, trong các mục lục về sau như Esshuu-
roku (Việt Châu Lục) khi kể ra các kinh sách Saichô tàng trữ có thấy
rất nhiều kinh điển liên hệ đến Thiền Tông.
Trước hết, kinh điển có thể xem như có liên quan đến Ngưu Đầu
Tông là những sách như sau:
1) Vô Sinh Nghĩa do Phật Quật Duy Tắc soạn.