Fusetsu (Tức Canh Lục Khai Diên Phổ Thuyết, 1743), Yabukôji (Tẩu
Cam Tử, 1760), Otafuku Jôrô konahiki uta (Ngự Đa Phúc Nữ Lang
Phấn Dẫn Ca)
, Zazen Wasan (Tọa Thiền Hòa Tán) vv... Hakuin
cũng giỏi về thư đạo và hội họa. Ông phân biệt rành mạch Thiền (Zen)
và Niệm Phật (Nenbutsu), vừa nối tiếp truyền thống của công án thiền
đời Tống, vừa phân loại và hoạch định ra phương pháp sử dụng các
công án, ngoài ra còn sáng tạo ra những công án mới như Sekishu
Onjô (Chích thủ âm thanh tức Tiếng vỗ của một bàn tay). Do đó ông
được xem như bậc thầy đã đại thành công án thiền ở Nhật Bản.
Nhờ công đức lớn lao như vậy cho nên các đệ tử đồ tôn của ông
cũng được hưởng phước phần. Có thể xem ngày nay trên đất Nhật, hệ
phái của ông hầu như đã nắm trọn tông Lâm Tế. Thế nhưng mặt khác,
vì trong tác phẩm Sankyô.icchi no Ben (Tam Giáo Nhất Trí Chi Biện),
ông thuyết giảng "tam giáo nhất trí" và "chư tông đẳng đồng", khuyến
khích người bình dân làm việc thiện nhưng vẫn dựa trên một tiền đề là
chế độ giai cấp (mibun seido) của thời phong kiến, cho nên đã bị chỉ
trích là chủ trương một thứ Phật giáo cổ hủ dựa trên thể chể mạc phủ
và phiên trấn. .
Môn đệ Hakuin có rất nhiều nhưng quan trọng hơn cả là ba nhân
vật là Suiô Genrô (Toại Ông Nguyên Lô, 1719-1789), Tôrei Enji
(Đông Lĩnh Viên Từ, 1721-92), và Gazan Jitô (Nga Sơn Từ Trạo,
1727-97). Các ông ấy người nào cũng từng theo học Kogetsu Zenzai
trước đây cả. Suiô (Toại Ông) kế nghiệp Hakuin trở thành trụ trì của
Shôinji (Tùng Âm Tự) ở Suruga. Tôrei (Đông Lĩnh) đóng ở
Ryuutakuji (Long Trạch Tự) tỉnh Mishima, nơi Hakuin đã khai sơn,
viết nhiều tác phẩm trình bày lại tư tưởng của Hakuin như Suumon
Mujintô-ron (Tông Môn Vô Tận Đăng Luận, 1748), Shinjuubutsu
Sankyô Kôkyô Kuge (Thần Nho Phật Tam Giáo Hiếu Kinh Khẩu Giải,
1785) cũng như Goke Sanzen Yôrômon (Ngũ Gia Tham Thiền Yếu Lộ
Môn, 1788). Mặt khác, Gazan Jitô (Nga Sơn) thì đào tạo được hai đệ
tử nhiều cá tính là Inzan Ien (Ẩn Sơn Duy Diễm, 1754-1817, người đã