đã biết phát triển cách sử dụng nó đến mức tối ưu. Đó là một điều rất
quan trọng trong bối cảnh toàn bộ lịch sử Thiền Tông.
*Thiền sư Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 1685-1768. Đã
đại thành thiền công án ở Nhật.
Ông người Suruga (tỉnh Shizuoka bây giờ), năm 15 tuổi xuất gia,
vào Shôinji (Tùng Lâm Tự) ở Hara học đạo với Tanrei Soden (Đơn
Lĩnh Tổ Truyền) (năm sinh ra mất không rõ), sau đó đến Daishôji (Đại
Thánh Tự) ở Numazu học với sư Sokudô (Tức Đạo, năm sinh và mất
không rõ). Đến năm 1703, dừng chân ở tăng đường Zensôji (Thiền
Tùng Tự) nhưng thất vọng vì Thiền nên chuyên chú vào thi văn. Mãi
về sau mới được khai nhãn sau khi đọc tác phẩm Zenkan Sakushin
(Thiền Quan Sách Tiến, 1600) của thiền sư thời Minh mạt Vân Thê
Chu Hoằng (Unsei Shuukô) và lên đường hỏi đạo nhiều nơi. Năm
1708 đến Takada thuộc vùng Echigo (tỉnh Niigata bây giờ), được sự
chỉ dẫn của sư Shôtetsu (Tính Triệt, năm sinh và mất không rõ) ở
Eiganji (Anh Nham Tự) mà ngộ đạo với công án "Con chó của Triệu
Châu" (Triệu Châu Vô Tự). Tuy nhiên, mới được như thế đã sinh lòng
ngạo mạn, sau nhờ sự dạy dỗ của Shôjuu Rôjin (Chính Thụ Lão Nhân,
1642-1721, tức thiền sư Đạo Kính Huệ Đoan = Dokyô Etan) mới đại
ngộ và nhận được pháp tự của ông. Năm 1710, nhân sa vào trong vòng
"bệnh thiền"
, mới tìm đến Hakuyuushi (Bạch U Tử, năm sinh và
mất không rõ), một nhà ẩn tu ở Kita-Shirakawa (vùng Kyôto) để học
phép nội quan (tập trung tinh thần quan sát nội tâm của chính mình) để
trị tuyệt chứng trạng ấy. Quá trình khắc phục bệnh thiền về sau đã
được ông ghi chép lại trong Yasen Kanna (Dạ Thuyền Nhàn Thoại,
1757). Kể từ năm 1712 về sau lại đi khắp nơi hỏi đạo và vào năm
1716, về lại chùa xưa Shôinji, dùng nơi đây làm bàn đạp để đi giảng
đạo quanh vùng. Hakuin đã để lại nhiều sáng tác. Về Hán văn, chủ yếu
có Kaiankoku-go (Hòe An Quốc Ngữ, 1750), Keisô Dokuzui (Kinh
Tùng Độc Nhụy = Khóm gai nhụy độc, 1758). Viết bằng quốc ngữ
kana thì có Orategama (Viễn La Thiên Phủ, 1751), Sokkoroku Kaien