phục hưng chùa Zuiryuuji (Thụy Long Tự) ở Gifu) và Takushuu
Kosen (Trác Châu Hồ Tiên, 1760-1833). Thiền phong của hai người
đều có điểm độc đáo riêng. Inzan (Ẩn Sơn) thì cao vời phóng khoáng,
còn Takushuu (Trác Châu) lại chi ly chặt chẽ. Tuy nhiên, họ đã dựng
nên cơ sở đưa đến việc việc trường phái Hakuin hầu như độc chiếm
tông Lâm Tế.
Từ cửa Inzan đã xuất hiện Taigen Kôgen (Thái Nguyên Tư
Nguyên, 1769-1837) và Tôrin Sôju (Đường Lâm Tông Thọ, ? - 1837).
Takushuu có các đệ tử giỏi như Sozan Genkyô (Tô Sơn Huyền Kiều,
1799-1868) và Ryôchuu Nyoryuu (Lương Trung Như Long, 1793-
1868). Ryôchuu trước kia là người của tông Hoàng Bá, sau đi theo
Takushuu trên 10 năm và nhận pháp tự của thầy, sau về làm trụ trì đời
thứ 33 của Manfukuji (Vạn Phúc Tự), ra sức bố giáo, phục hưng được
chùa này. Vào thời điểm này thì thiền của Hakuin cũng đã thẩm thấu
vào trong tông Hoàng Bá rồi.
Sau đó, trong đám môn hạ của Taigen (Thái Nguyên) lại có Gizan
Zenrai (Nghi Sơn Thiện Lai, 1802-1878) và Daisetsu Shôen (Đại
Chuyết Thừa Diễn, 1797-1855). Tôrin (Đường Lâm) thì đào tạo được
môn đệ như Settan Shôboku (Tuyết Đàm Thiệu Phác, 1812-73). Settan
(Tuyết Đàm) đã giảng đạo ở nhiều chùa, chính yếu là Myôshinji, sau
đó mới đến Daitokuji, Shôkokuji (Thánh Quốc Tự) cũng như Shôganji
(Chính Nhãn Tự ở Kamo vùng Minô). Những thiền sư đứng ra cáng
đáng thiền Lâm Tế từ thời Meiji về sau đều là môn đệ của các ông nói
trên.
*Hệ Phổ Thiền Nhật Bản (3)
1) Hệ phái Kanzan (Quan Sơn, gốc Lâm Tế) A: Từ Kanzan Egen
(Quan Sơn Huệ Huyền) qua Tokuhô Zenketsu (Đặc Phương Thiền
Kiệt). Kanzan là chi lưu của Nanpo Jômin (Nam Phố Thiệu Minh),
tăng Nhật Bản du học nhà Tống (Tống Thiền):
1 Tiết Nham Đạo Viên - 2 Đại Mộng Tông Nhẫn -3 Tuyệt Đồng
Bất Nhị - 4 Tượng Hải Huệ Đam (Trạm).