Trong chế độ kết chế (kessei), cần phải có một nhân vật chỉ đạo
gọi là sư gia (shige, nhưng đương thời gọi là tiền bản hay zenban).
Thời đó, có thể đảm đương được việc này là những người có tầm cỡ
và chỉ xuất thân từ phái Kanzan như Jôzan Jakuji (Định Sơn, đã nhắc
đến bên trên), Kogetsu Zenzai (Cổ Nguyệt Thiền Tài, 1667-1751) và
Zôkai Etan (Tượng Hải, đã nói ở trên). Jôzan và Kogetsu đều là đệ tử
Kengan Zen.etsu (Hiền Nham Thiền Nguyệt, 1618-1696), một học trò
của Dôsha Chôgen (Đạo Giả). Còn Zôkai lại xuất thân từ dòng
Daimuu Sônin (Đại Mộng Tông Nhẫn, năm sinh và mất không rõ),
một đồng môn của Zen.etsu.
Trong nhóm nói trên, hoạt động mạnh mẽ nhất có lẽ là Kogetsu
Zenzai, người đã từng thờ Bankei Yôtaku làm thầy và theo học ở các
chùa như Tôfukuji. Ông đã được Shimazu Tadahisa (Đảo Tân Duy
Cửu, 1675-1738) mời đến trụ trì chùa Daikôji (Đại Quang Tự) ở
Hyuuga (tỉnh Miyazaki), lại được họ Arima (Hữu Mã) mời đến khai
sơn Fukujuji (Phúc Tụ Tự) ở Kurume (tỉnh Fukuoka). Kogetsu đã đào
tạo được nhiều đệ tử như Hokuzen Dôsai (Bắc Thiền Đạo Tế, ? -
1723), Ranzan Shôryuu (Lan Sơn Chính Long, 1713-1792), Kaimon
Gentô (Hải Môn Nguyên Đông, ? - 1759). Kaimon vào Kenchôji, còn
Seisetsu Dôchô (Thành Chuyết Đồng Trư, 1745-1820), đồ tôn của
Hokuzen và học trò của Gessen Zenne (Nguyệt Thuyền Thiền Huệ,
1702-1781) thì vào Engakuji, là những người tiên khu hòa nhập vào
hệ thống Gozan (Ngũ Sơn).
Như thế, phái Kogetsu đã lợi dụng việc phục hưng của tăng
đường các chùa Gozan để nới rộng thế lực của mình. Thế nhưng, với
sự xuất hiện của Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 1658-1768), đông
đảo môn đồ phái Kogetsu đã đến tụ họp dưới trướng của ông làm cho
pháp hệ của Kogetsu đã hầu như bị dứt tuyệt từ khi thời Meiji bắt đầu.
Lý do là giữa hai môn phái, thiền phong có những điểm không giống
nhau. Tuy hai phái đều chủ trương dùng công án để tìm về đại ngộ thế
nhưng Kogetsu không trừ khử được tính cách coi trọng kiến thức của
Gozan và của cả phái Hoàng Bá.Trong lúc đó, Hakuin chỉ thôi thúc