LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 181

**Chú thích

[1]

- Trên chuông chùa Hôkôji (Phương Quảng Tự) ở Kyôto của

dòng họ Toyotomi có khắc 8 chữ "Quốc gia an khang, quân thần
phong lạc". Sư Suuden (Sùng Truyền), mưu thần của Ieyasu chủ
trương rằng minh văn này xẻ tên Ieyasu ra làm đôi là có ý bất kính và
nguyền rủa đối với Ieyasu (GiaKhang).Thần phong lại là hai chữ trong
tên của Toyotomi Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát). Đây chính ra chỉ là
cách thầy trò Ieyasu tạo ra bằng cớ để diệt trừ đối lập. Lưỡi không
xương nhiều đường lắt léo!

[2]

- Xúc đầu. Xúc (fure) = tiếp xúc, liên lạc. Đầu (kashira) =

trùm, kẻ đứng ở địa vị cao nhất. Khi đọc ghép thành ra furegashira.

[3]

- Nhận pháp tự bằng cách bái tháp nghĩa là nhận từ một vị thầy

đã chết rồi bằng cách làm lễ trước mồ.

[4]

- Zatsugaku (tạp học) là cái học đa tạp, không nằm trong một

hệ thống nào.

[5]

- Niô = Nhân Vương, tên hai vị thần hộ pháp, bảo vệ lối vào

chùa.

[6]

- Nguyên chữ bất sinh do từ "bất sinh bất diệt", một nguyên lý

của đại thừa. Bất sinh cũng là tâm cảnh Niết Bàn (theo TĐPH nhóm
Đạo Uyển).Đó là quan niệm xem "tất cả mọi vật đều chưa hề sinh ra
mà đâu vẫn ra đấy"

[7]

- Chiên Đàn Lâm = rừng cây đàn hương. Chiên đàn (candana)

là một tên khác của bạch đàn.

[8]

- Gakusô (học tăng) có hai nghĩa. Nghĩa lịch sử khi nói về các

tăng sĩ sang Trung Quốc tu học đặc biệt vào thời Đương, nghĩa thứ hai
nói về các tăng sĩ học giả.

[9]

- Cổ triệt: vết bánh xe cũ, ý nói phương pháp tiền nhân đã sử

dụng.

[10]

- Động Sơn ngũ vị: 5 địa vị của sự giác ngộ mà Động Sơn

Lương Giới và đệ tử là Tào Sơn Bản Tịch đã nêu ra. Đó là Chính
trung thiên, Thiên trung chính, Chính trung lai, Thiên trung chí và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.