Chương 5 :
Thiền Nhật Bản cận hiện đại.
TIẾT 1- Minh Trị Duy Tân Và Thiền
*Nhật Bản mở cửa và cận đại hóa
ăm 1853, hạm đội Mỹ do Đề đốc Perry đến Nhật yêu
sách mạc phủ mở cửa thông thương. Năm sau, hòa ước Nhật Mỹ được ký
kết và Nhật Bản phải mở cửa. Quan tairô (đại lão, chức quản lý chính trị
mạc phủ chỉ sau shôgun) là Ii Naosuke (1815-1860), không đợi sắc chiếu
của thiên hoàng, trước áp lực, lại ký một hiệp ước giao thương bất bình
đẳng với Mỹ năm 1856 và đàn áp đối lập (vụ "đại ngục" năm Ansei bắt
giam nhiều người, 1858-59), điều này đã làm cho phái "nhương di" (chủ
trương đánh đuổi người ngoại quốc) gây ra biến cố ngoài Sakuradamon
(một trong những cửa thành Edo), ám sát ông ta (1860). Sau đó giữa triều
đình, mạc phủ và các phiên trấn có thế lực như Satsuma, Chôshuu và
Tosa, cuộc tranh luận về vận hội đất nước giữa chính sách kôbu gattai
(công vũ hợp thể = thống nhất triều đình và mạc phủ) và sonnô jôi (tôn
hoàng nhương di =phò vua đuổi giặc ngoài) vẫn chưa đi đến chỗ quyết
định. Thế nhưng đến năm 1867 thì mạc phủ phải trao trả quyền hành cho
triều đình (sử gọi là taisei hôkan hay đại chính phụng hoàn) và sau đó
lệnh phục hồi quyền lực của thiên hoàng được ban bố , chính phủ mới
được thành lập.
Năm 1868 bắt đầu cải niên hiệu thành Meiji (Minh Trị), thiên đô
về Tôkyô, tiếp đó thi hành chính sách trung ương tập quyền với hai