Thánh Paulo (nay là Đại học Rikkyô, 1874) cũng là một trường thuộc
hệ Công Giáo, Josei Eigakujuku (1900, sau là Đại học Tsudajuku),
trường dạy tiếng Anh cho nữ sinh do bà Tsuda Umeko (1864-1929)
dựng nên.
Hiểu biết của Nhật Bản về Âu Mỹ đã tăng thêm. Ý tưởng phải
định ra hiến pháp và lập quốc hội, điều không thể thiếu được để trở
thành một nhà nước có thể chen vai thích cánh với liệt cường, dần dần
thành hình. Năm 1874, việc các ông như Itagaki Taisuke (1837-1919)
viết kiến nghị về việc thành lập một quốc hội do dân bầu, đã làm cho
cuộc vận động tự do dân quyền bùng lên. Chính phủ đành phải chấp
nhận và năm 1889, bản Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến Pháp đã được
công bố. Thế rồi theo đó mà quốc hội và nhà nước lập hiến đã ra đời.
Thế nhưng tín ngưỡng vẫn không được hoàn toàn tự do và việc phân
biệt chính trị với tôn giáo cũng không được xác nhận. Chẳng những
thế mà đến năm 1890, nhà nước lại ban bố Kyôiku Chokugo (Giáo
Dục Sắc Ngữ), sắc lệnh về giáo dục, bắt các nhà giáo phải dạy dỗ dân
chúng biết phụng sự Thiên Hoàng, người tượng trưng cho quốc thể
(thể thống quốc gia, kokutai) và đề ra nguyên tắc "chính trị với tôn
giáo là một" (chính giáo nhất trí).
Vẫn vì mục đích "phú quốc cường binh", chính phủ tăng tốc phát
triển kỹ nghệ.Một hệ thống tư bản chủ nghĩa dựa trên kỹ nghệ tơ sợi
đã thành hình. Thế nhưng điều kiện làm việc quá hà khắc đã làm nổi
dậy những cuộc vận động thợ thuyền. Nguyên lý chỉ đạo của cuộc đấu
tranh này là tư tưởng xã hội chủ nghĩa càng ngày càng lan rộng và đã
đưa đến phản ứng của chính quyền qua việc buộc tội và xử hình nhà tư
tưởng xã hội Kôtoku Shuusui (1871-1911) với tội danh tổ chức ám sát
Thiên Hoàng trong vụ án "đại nghịch". Thêm vào đó, năm 1891, xã
hội lại rúng động một lần nữa với biến cố nhiễm độc ở mỏ đồng Ashio
đối lập tư bản với nông dân.
Nhờ cận đại hóa, Nhật Bản trở thành hùng cường và giờ đây lại
muốn dòm ngó lân bang. Họ đã đạt được nguyện vọng được chen chân
vào hàng ngũ các quốc gia đế quốc thực dân. Trước tiên, sau chiến