LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 182

Kiêm trung đáo. Ngũ vị của tông Tào Động sau cũng đã được phái
Lâm Tế hấp thụ. Ngoài ra ngũ vị còn tương xứng với tứ pháp giới của
tông Hoa Nghiêm. Nó là một công thức biện chứng tuyệt hảo của
Thiền Tông Trung Quốc ( tóm tắt theo TĐPH nhóm Đạo Uyển).

[11]

- Thuyết do nhà thiên văn Hy Lạp Aristarchos (320TTC-

250TTN) và sau đó Copernic chủ trương, cho rằng mặt trời là một
định tinh, trái đất và các ngôi sao khác chạy quanh nó.

[12]

- Thiên nhân = một nghìn người nhưng nói bóng là nhiều

người. Kết chế = hội họp, kết hợp thành đoàn. Như vậy, thiên nhân kết
chế đối lập với mật tham một thầy một trò.

[13]

- Nguyên văn "thiền bệnh" nghĩa là tham thiền với những tư

duy không đúng đắn hay tu hành quá độ.

[14]

- Những chữ Hán-Nhật được chép ra đây chỉ có mục đích

trưng dẫn, phải xem nội dung từng cuốn mới hiểu được. Không nên
hiểu bằng cách dựa theo nghĩa chữ Hán thông thường.

[15]

- Tên Nhật của thiền sư. Vì ông tên Ogino (Địch Dã) nên có

thể gọi bằng cách thứ hai là Địch Dã Thừa Chu (Ogino Jôshuu) thay
cho Độc Viên Thừa Chu (Dokuen Jôshuu).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.