TIẾT 3:- Thiền Thời Hậu Chiến
*Điểm khởi hành mới
au khi thất trận năm 1945, nước Nhật bị đặt dưới sự cai
trị của Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Chiếm Đóng thuộc quân Đồng Minh (gọi
tắt là GHQ). Nhiều chính sách mới được thực thi, trong đó có sự nhìn
nhận quyền tham gia chính trị của phụ nữ, việc phóng thích chính trị
phạm, giải tán tài phiệt, cũng như những cải cách về chính sách nông
nghiệp và giáo dục...
Đến năm 1946, một hiến pháp mới được công bố với những điều
khoản xác định chủ quyền thuộc về dân chúng, Thiên Hoàng chỉ còn
là một biểu tượng trưng, nhà nước theo nguyên tắc hòa bình, bãi bỏ
chiến tranh, và tôn trọng các quyền dân chủ cơ bản của người dân.
Hiến pháp đó có hiệu lực kể từ năm sau. Từ đó, nước Nhật bắt đầu đi
trên một con đường mới.
Thế rồi khi cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Liên Xô trở nên quá gay
gắt, thế giới bước vào cuộc chiến tranh lạnh với một bên là khối tư bản
Anh Mỹ, một bên là khối cộng sản mà Liên Bang Xô Viết là đầu tàu.
Nhân vì Nhật Bản đang ở dưới sự cai trị của Mỹ, việc phục hưng kinh
tế Nhật Bản nằm trong kế sách đối đầu với Liên Xô của Mỹ. Dần dần
quân đội chiếm đóng đã ủy nhượng quyền hành lại cho chính phủ
Nhật Bản.
Năm 1950, chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên mở màn. Như một
lực lượng hậu cần, Nhật Bản hưởng được ân huệ của nền kinh tế đặc
nhu (cung cấp nhu yếu và dịch vụ cho chiến trường), cho nên chẳng
mấy chốc đã khôi phục lại sức mạnh khoáng nghiệp và công nghiệp có