nhu cầu tôn giáo thực sự. Để đối phó với tình hình mới như thế, các
tông phái Thiền đã định ra "tông chế" cho mình (1952) và thiết lập
những tổ chức như Hanazonokai (Hoa viên hội, 1947 trường hợp của
phái Myôshinji tông Lâm Tế) hay Baikakô (Mai hoa giảng, 1951, của
tông Tào Động) để khuyến khích việc giảng đạo tại gia. Họ cũng phát
hành những tạp chí như Zen Bunka (Thiền Văn Hóa, sáng lập năm
1955). Thế nhưng, thật khó lòng thay đổi tổ chức của giáo đoàn một
sớm một chiều như thế. Trên thực tế, ngoại trừ Asahina Sôgen (Triêu
Tỉ Na, Tông Nguyên, 1891-79) tích cực tham gia vận động hòa bình,
Yamada Mumon (Sơn Điền Vô Văn, 1900-1988) tận tụy ủy lạo vong
linh những người chết trong chiến tranh, hay Ichikawa Hakugen (Thị
Xuyên Bạch Huyền, 1902-1986) nêu lên vai trò trách nhiệm chiến
tranh của giáo hội, hầu như không ai khác có một tiếng nói nào đáng
kể.
Theo đạo luật mới về pháp nhân tôn giáo, các chùa được hoạt
động truyền đạo một cách tự do và nếu một chùa nào muốn thoát ra
khỏi tông phái (đơn vị hóa) thì cũng sẽ dễ dàng toại nguyện. Do đó,
sau chiến tranh, các tân giáo đoàn thi nhau thành lập. Liên quan đến
Thiền Tông thì có các phái thuộc hệ Lâm Tế như Kôshôjiha (Hưng
Thánh Tự phái), giáo đoàn Ichihatayakushi (Nhất "Điền" Dược Sư),
giáo đoàn Ningenzen (Nhân Gian Thiền), giáo đoàn Senshin (Tẩy
Tâm)...và các phái thuộc hệ Tào Động như Nyoraishuu (Như Lai
Tông) (sau đó đổi thành Như Lai Giáo), giáo đoàn Isson (Nhất Tôn),
giáo đoàn Sanpô (Tam Bảo) vv...Trong số đó có giáo đoàn Ningenzen
(tông Lâm Tế) mà chủ tể là Tatsuta Eizan (Lập Điền, Anh Sơn, 1893-?
) - một đệ tử của Shaku Sôkatsu (Thích, Tông Hoạt) - đã thừa kế tinh
thần của Ryôbôkai (Lưỡng Vong Hội của Imakita Kôsen) và của giáo
đoàn Ryôbôzen Kyôkai (Lưỡng Vong Thiền hiệp hội của Shaku
Sôkatsu) mà đề cao "chủ nghĩa tại gia" . Phong trào này đáng chú ý vì
người ta theo rất đông. Lại nữa, giáo đoàn Sanpô (tông Tào Động) do
Yasutani Hakuun (An Cốc, Bạch Vân) đứng đầu, đã biết ứng dụng