với Thiền và mở đường cho việc tìm hiểu về Thiền một cách thực tiễn
và sâu sắc hơn. Những người đóng góp nhiều trong việc này là tăng
Tào Động Suzuki Shunryuu (Linh Mộc, Tuấn Long, ? -1971) và tăng
Lâm Tế Shimano Eidô (Đảo Dã, Vinh Đạo, 1932- ), hai người đã sống
ở Mỹ một thời gian lâu và có cơ sở để chuyên chú vào việc chỉ đạo
thiền sinh. Năm 1967, Suzuki Shunryuu đã thiết lập một trung tâm tu
thiền gọi là Tassajara Zen Center (Thiền Tâm Tự) ở Monterey
(California) để đào tạo các sư gia người Mỹ. Có thể nói đầy là tùng
lâm đầu tiên trên đất Mỹ. Shimano cũng lập Quốc Tế Sơn Đại Bồ Tát
Thiền Đường trong vùng núi non phụ cận New York. Trên đất Mỹ,
còn có Rochester Zen Center do Philip Kapleau, một người từng đến
Nhật học thiền với Nakagawa Sôen, Harada Sogaku và Yasutani
Hakuun. Tác phẩm The Three Pillars ò Zen (Ba Trụ Cột của Thiền,
1965) ông viết hãy còn có giá trị kinh điển cho giới độc giả tiếng Anh.
Ngày nay con số đạo tràng (Zen Center) ở Mỹ tăng lên rất nhiều và
vẫn kế tục hoạt động. Bà Sasaki Ruth (phiên âm) từng theo học thiền
với Sasaki Shigetsu (Tá Tá Mộc Chỉ Nguyệt) ở Mỹ đã mở một tháp
đầu gọi là Long Tuyền Am trong khuôn viên Daitokuji và chỉ đạo tọa
thiền cho những người ngoại quốc đến Nhật. Đó cũng là một hình ảnh
chứng minh cho sự quốc tế hóa của Thiền Tông. Mặt khác, Deshimaru
Taisen (Đệ Tử Hoàn) đã phụ trách truyền giáo ở Âu Châu, sau nhiều
năm cố gắng, đã mở được đạo tràng trong một lâu đài bên bờ sông
Loire mang tên Thái Tây Phật Giáo Đệ Nhất Đạo Tràng.
Trong khung cảnh ấy, lãnh vực nghiên cứu có tính học thuật là
hưng thịnh hơn cả. Sau chiến tranh, số hội viên của Nhật Bản Ấn Độ
Học Phật Giáo Học Hội thành lập vào năm 1951, càng ngày càng thêm
đông. Trong số đó, những nhà nghiên cứu về Thiền Tông chiếm một
vị trí không nhỏ. Ngoài ra, tờ Thiền Học Nghiên Cứu và một số tạp
chí khác đã có từ trước thời chiến cùng với các tạp chí và kỷ yếu ra
đời sau này như Tông Học Nghiên Cứu (từ 1956), Thiền Văn Hóa
Nghiên Cứu Sở Kỷ Yếu (từ 1969), Thiền Nghiên Cứu Sở Kỷ Yếu (từ