Gakusui (Vĩnh Cửu Nhạc Thủy), "Nghiên cứu về truyện ký của thiền
sư Đạo Nguyên" (1953), Đạo Nguyên Thiền Sư Toàn Tập, hai tập, biệt
san Đạo Nguyên Thiền Sư Chân Bút Tập Thành của Ôkubo Dôshuu
(Đại Cửu Bảo, Đạo Châu), Đạo Nguyên Thiền Sư Truyện Nghiên Cứu
(1979) của Nakaseko Shôdô (Trung Thế Cổ, Tường Đạo) vv....
Về loại nghiên cứu tư tưởng trước tiên cần nhắc đến "Vũ trụ ngôn
ngữ của Đạo Nguyên" (1974) do Terada Tôru (Tự Điền, Thấu),"Chính
Pháp Nhãn Tạng: cấu trúc luận lý tư tưởng của Đạo Nguyên" (1976)
do Kasuga Yuuhô (Xuân Nhật Hựu Phương) viết. Ngoài ra, người đề
cập đến Dôgen với quan điểm nghiên cứu tư tưởng sử và phê phán sự
xa rời đại chúng của ông là Inenaga Saburô (Gia Vĩnh Tam Lang,
1913-2002) trong "Nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo thời trung cổ
(1960)". Cũng phải nhắc tới "Nghiên cứu quốc ngữ học về Chính
Pháp Nhãn Tạng", tác phẩm của Tajima Sodô (Điền Đảo, Sơ (?)
Đường) với cái nhìn dưới khía cạnh ngôn ngữ học. Nói chung, tác
phẩm của Dôgen đã được mổ xẻ bằng những phương pháp đa dạng.
Tuy vậy, khuynh hướng này không chỉ thấy ở việc nghiên cứu
Dôgen mà thôi. Cùng sự phát triển của học vấn trong nhiều lãnh vực,
vào thời hậu chiến, khi nghiên cứu về Thiền, người ta không dừng ở
khía cạnh tư tưởng hay văn hóa mà còn nhìn đánh giá nó lại dưới
những khía cạnh khác.Chikusa Gashô (Trúc Sa, Nhã Chương) trong
"Nghiên cứu lịch sử xã hội của Phật giáo Trung Quốc" (1982) và
Michibata Ryôshuu
(Đạo Đoan, Lương Tú) trong "Nghiên cứu lịch sử kinh tế xã hội
của Phật giáo Trung Quốc" (1983) đã chú ý đến khía cạnh xã hội sử
hay kinh tế xã hội sử, soi sáng thêm cách nhìn đối với Thiền. Suzuki
Daisetsu và Eric Fromm (1900-1980) đã thử so sánh Thiền với tâm
phân học (psycho-analysis) trong "Thiền và khoa học phân tích tâm
lý" (dịch sang Nhật ngữ năm 1960). Akishige Yoshiharu (Thu Trọng
Nghĩa Trị) và Kasamatsu Akira (Lạp Tùng, Chương), Hirai Tomio
(Bình Tỉnh, Phú Hùng) nghiên cứu Thiền theo quan điểm khoa học tự