phương pháp "khán thoại thiền" của tông Lâm Tế, và tích cực truyền
giáo ở hải ngoại.
*Việc phát triển học vấn
Một đặc điểm của Thiền Tông thời học chiến có lẽ là hoạt động
xã hội rất giới hạn của các thiền tăng. Ngoài nước, mối quan tâm của
Âu Mỹ đối với Thiền càng ngày càng lớn và những hoạt động truyền
giáo tích cực ở hải ngoại của các tăng Lâm Tế như Shibayama Zenkei
(Sài Sơn Toàn Khánh, 1894-1974) và Nakagawa Sôen (Trung Xuyên
Tông Uyên, 1907-1984), các tăng Tào Động như Yasutani Hakuun
(An Cốc), Deshimaru Taisen (Đệ Tử Hoàn, Thái Tiên, 1914-1982) rất
được lưu ý. Thế nhưng trong nước người ta không biết đến họ cho
lắm, ngay cả việc làm của Tatsuta Eizan (Lập Điền Anh Sơn) và
Hisamatsu Shin,ichi (Cửu Tùng Chân Nhất) (năm 1958 đã lập ra Hiệp
Hội Thiền FAS), Fujikichi Jikai (Đằng Cát, Từ Hải, 1915 - , sau khi
tham khảo Phật giáo Đài Loan đã đề xướng một lối tu thiền mới). Lần
hồi, hoạt động của họ xem như bị tắt ngấm. Thế rồi trong bối cảnh mà
những giá trị quan Âu Mỹ chiếm thượng phong như vậy, người ta
không còn có thể chấp nhận một lối tu thiền chỉ nhắm mắt tôn thờ
truyền thống mà không hề phê phán.
*Việc truyền bá Thiền Tông ở các nước Âu Mỹ thời hậu chiến
Những người đã nỗ lực truyền giáo ở các nước Âu Mỹ ngoài
Shibayama, Nakagawa,Yasutani, còn có các tăng Lâm Tế Seki Yuuhô
(Quan, Hùng Phong, 1900-1982) và Suzuki Sôchu (Linh Mộc, Tông
Trung, 1921-1990). Riêng Hisamatsu Shin.ichi đã được mời giảng về
Thiền ở Đại Học Harvard. Sở dĩ người ta chấp nhận ông như vậy một
phần nào cũng nhờ ở hoạt động mở đường trước chiến tranh của
Suzuki Daisetsu đã khai sanh ra một phong trào tu Thiền rầm rộ gọi là
"Zen boom" ở Mỹ trong thập niên 1950. Dạo đó sự quan tâm đối với
Thiền Tông đã khơi nguồn trong quá trình phát triển của văn hóa
Hippy và có dính dáng đến cả việc sử dụng cần sa ma túy, chứng tỏ
người ta chẳng hiểu biết cho lắm về bản chất của Thiền. Tuy vậy
phong trào này cũng đã đóng vai trò giúp cho người Mỹ tiến lại gần