mưu đảo chánh để phục hồi vương quyền. Bị chính Thiên Hoàng
Hirohito ra lệnh đàn áp và cuộc bạo động chấm dứt 3 ngày sau. Các
người chủ mưu bị hành quyết.Tuy nhiên, nhân biến cố này, quân đội
đã mượn cớ thanh trừng nội bộ để củng có quyền lực của mình dẫn
đến chính quyền quân phiệt.
- Việc giáo sư đại học Kyôto là Takikawa Yukitoki (Trạch
Xuyên Hạnh Thìn), một luật gia có tư tưởng tự do bị bãi chức và tác
phẩm của ông nghiên cứu về hình luật bị cấm phát hành vì bị kết tội
thân cộng.
- Việc giáo sư danh dự Đại học Tôkyô là Minobe Tatsukichi
(Mỹ Nùng Bộ, Đạt Cát) , người giải thích rằng hiến pháp Meiji là một
hiến pháp tự do dân chủ, xem thiên hoàng chỉ là một cơ quan nhà
nước (tượng trưng cho quốc gia) chứ không thể cầm quyền. Bị giới
cực hữu kết án là phản thiên hoàng, đưa đến việc ông phải từ chức ở
Quí Tộc Viện (Thượng Nghị Viện).
- Ám chỉ Yanaihara Tadao (Thất Nội Nguyên, Trung Hùng,
1893-1961), giáo sư kinh tế Đại Học Tôkyô, đã lên tiếng chống chiến
tranh Trung Nhật và từ chức. Ông là chuyên gia nghiên cứu về chính
sách thực dân.
- Nguyên văn Jinmin Sensen, tổ chức phái tả chống Phát-xít,
kết hợp nhiều đảng phái vào năm 1937. Bị chính phủ đường thời đàn
áp, hơn 400 bị bắt giữ. Các đảng liên hệ phải giải tán.
- Việc Kawai Eijirô (Hà Hợp, Vinh Trị Lang, 1891-1944),
giáo sư Đại học Tôkyô về khoa học hành chánh bị bãi chức về cấm
phát hành các nghiên cứu của mình vì bị kết án là có lối suy nghĩ quá
tự do.
- Liên quan đến sử gia Tsuda Sôkichi (Tân Điền, Tả Hữu Cát,
1873-1961), giáo sư Đại Học Waseda, một nhà nghiên cứu quyền uy
về lịch sử tư tưởng Nhật Bản.