LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 225

**Chú thích

[1]

- Khải địch: gợi mở, dẫn dắt, chỉ bảo.

[2]

- Năm 1910, mượn cớ có một kế hoạch ám sát Thiên Hoàng

Meiji, nhà nước đã bắt và xử tử hình 12 nhân vật khuynh hướng chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa vô chính phủ trong đó có nhà văn Kôtoku
Shuusui.

[3]

- Yoshino Sakuzô người tỉnh Miyagi miền Đông Bắc, con nhà

buôn tơ sợi. Tốt nghiệp Luật Đại học Tôkyô năm. Tiểu luận tốt nghiệp
viết về tư tưởng pháp lý của Hegel. Từ năm 1914 đến 1924, giữ chức
giáo sư luật khoa cùng trường. Nghiên cứu về hiến pháp.

[4]

- Minobe Tatsukichi, nhà nghiên cứu pháp luật, người tỉnh

Hyogo (gần Kobe bây giờ). Chuyên môn về luật hiến pháp và luật
hành chánh. Giáo sư đại học Tôkyô. Chủ trương thiên hoàng chỉ đóng
vai trò biểu tượng cho quốc gia và tranh cãi với Uesugi Shinkichi
(Thượng Sam Thận Cát), người cho rằng thiên hoàng phải nắm thực
quyền.

[5]

- Hara Takashi, chính trị gia và quan lại cao cấp từng giữ nhiều

chức vụ quan trọng, thành lập nội các chính đảng đầu tiên năm 1918.
Được xem là một thủ tướng bình dân. Bị ám sát trước ga Tôkyô.

[6]

- Ám chỉ lực lượng lục quân Nhật Bản đồn trú Mãn Châu. Từ

sau chận chiến tranh Nhật Nga, Nhật đã thành lập phủ đô đốc để cai
quản Mãn Châu (1919) với quân đoàn làm chủ lực. Nó độc lập hẳn với
lục quân. Bị tiêu diệt bởi Hồng Quân Liên Xô năm 1945 khi Nhật bại
trận.

[7]

- Còn gọi là biến cố Goichigo (hay 5/15). Ngày 15 tháng 5

năm 1932, thủ tướng Inukai Tsuyoshi bị một nhóm sĩ quan hải quân
trẻ ám sát bằng súng. Trước đó đã có nhiều vụ đảo chính và ám sát
cũng do quân nhân gây ra từ năm 1930 trở đi. Bốn năm sau sẽ có biến
cố Ni.niroku (2/26) tức 26/2/1936).

[8]

- Cuộc nổi dậy của 1500 lính lục quân có tư tưởng cực hữu

ngày 26/2/1936, tấn công phủ Thủ Tướng, sát hai các đại thần, âm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.