LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 223

thiếu niên hư hỏng, đối phó với các giáo phái khép kín và có hành vi
phản xã hội (sect, cult). Cho dù xã hội trở nên sung túc đến mức nào
cũng không thể dễ dàng giải quyết những vấn đề của tâm hồn. Đem
đến hạnh phúc tâm linh cho con người phải là trọng tâm mục đích của
tất cả các tôn giáo chân chính. Thế mà, trước nhất là Thiền Tông, sau
đến những giáo đoàn (hội Phật) giáo khác hình như vẫn chưa có một
đề nghị, nói chi một cống hiến đáng kể.

Nếu các giáo đoàn (hội) chỉ dồn hết tâm lực nương theo truyền

thống mà sinh hoạt và tu hành đúng theo nghi thức đã qui định thì nói
cho cùng, thì sẽ tự khép mình trong vòng "học vấn" khô khan chỉ được
tôn phái của mình chấp nhận, đi tới đi lui trong sự nghị luận dông dài
vô tích sự. Rồi sẽ đến lúc người ta sẽ đặt vấn đề cả về ý nghĩa sự tồn
tại của giáo đoàn ấy. Ngày nay trong khi thế giới đang đối phó với
những vấn đề mới và bức thiết như hiểm họa vũ khí hạt nhân, vấn đề
môi trường sinh thái, hố bất công giữa người giàu và người nghèo,
nước giàu và nước nghèo, vấn đề đạo đức về sinh mệnh..., thì câu
chuyện truyền thống hay tôn giáo có lẽ chưa bao giờ thấy nhẹ hẫng
như thế này.

*Tạm Kết
Sau phần nghiên cứu lịch sử và địa lý (hai bài về Trung Quốc và

Nhật Bản), để hoàn thành một công trình tổng hợp mang tên Từ Thiền
Đến Zen: Văn Hóa Xã Hội Sử Thiền Tông, chúng tôi sẽ biên dịch
thêm hai bài khác về văn hóa và xã hội của Thiền với nội dung như
sau:

1) Văn hóa Thiền Tông Nhật Bản: tìm hiểu ảnh hưởng của thiền

đối với văn hóa truyền thống Nhật Bản. Phần dẫn chứng sẽ có nhiều
ví dụ cụ thể.

2) Thiền Tông và hiện đại: đề cập đến các chủ đề từ lý luận đến

thực tiễn như thiền lý, thiền nghi, thiền hành, tổ chức giáo đoàn và vai
trò của thiền trong xã hội hiện đại (Nhật Bản cũng như thế giới
phương Tây)
.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.