TIẾT 2: - Thiền Nhà Tống Xác Định Vị
Trí
(Giai Đoạn Nửa Sau Thời Kamakura)
*Giặc Nguyên Mông. Sự suy vi của Mạc phủ Kamakura
hà Nguyên (1237-1260-1367) sau khi diệt Tống xong,
đòi Nhật Bản phải triều cống. Shikken thời đó, Hôjô Tokimune (Bắc Điều
Thì Tông, 1251-84, tại chức 1268-84)
cự tuyệt, hai lần (1274 và 1281)
nghênh chiến và chặn được quân Mông Cổ (sử gọi là chiến dịch năm
Bun.ei và Kôan). Tuy nhiên, sau khi đuổi được giặc Nguyên, không ban
thưởng đủ cho bầy tôi và còn tập trung quyền lực vào mỗi một dòng họ
Hôjô, mạc phủ đã gây nên bất mãn trong giới quân nhân. Mặt khác, việc
cắt vụn đất đai thừa kế và sự phát triển của nền kinh tế hóa tệ đã làm cho
đám bầy tôi (gọi là gokenin
nghèo đi. Đến đời shikken Hôjô Sadatoki
(Bắc Điều, Trinh Thì, 1271-1311, tại chức 1284-1301), để cứu giúp họ,
mạc phủ phải ban bố "Lệnh năm Einin về việc thi hành đức chính" (1297)
. Tuy nhiên hiệu quả chỉ nhất thời. Đến đời shikken Takatoki (Cao
Thì, 1303-33, tại chức 1316-26) thì lại có việc chức naikanrei (quản lý
việc nhà cho họ Hôjô) là Nagasaki Takasuke (?-1333) chuyên quyền,
khiến cho uy tín của mạc phủ Kamakura lại càng suy sụp.
Tuy có cuộc chiến tranh với Nguyên Mông nhưng giao lưu Nhật-
Nguyên không vì thế mà bị cắt đứt. Năm 1325, mạc phủ lại cho phép
thuyền mậu dịch sang buôn bên Trung Quốc để gây quĩ xây dựng lại
Kenchôji bị hỏa tai (loại thuyền ấy gọi là Kenchôji-bune) cho nên sự
tiếp xúc giữa hai bên càng được nới rộng. Các tăng sĩ thường xuyên