qua lại, họ đem về Nhật đủ loại sách vở, từ kinh điển cho đến tác
phẩm văn học. Nhờ đó mà các luồng tư tưởng như Chu Tử Học mới
được người Nhật tiếp thu.
Dười thời Takatoki chấp chánh, đã có sự xung đột trong hoàng
tộc giữa hệ Jimyô.in (Trì Minh Viện, của con cháu Thiên hoàng Go-
Fukakusa) và hệ Daikakuji (Đại Giác Tự, cánh Thiên hoàng
Kameyama)
để xem ai là chính thống. Mạc phủ mới can thiệp bằng
cách khuyên họ thay phiên nhau lên ngôi. Nhân người lên nối ngôi
Thiên hoàng Hanazono (Hoa Sơn, thứ 95, 1297-1348, trị vì 1308-18)
là Go-Daigo (Hậu Đề Hồ, thứ 96, 1288-1339, trị vì 1318-39) theo Chu
Tử Học, tiếp nhận ảnh hưởng Nho Giáo nên mới muốn tự mình nắm
chính quyền. Mưu ấy bị lộ (sử gọi là loạn năm Genkô, 1331), ông bị
đày ra ngoài hoang đảo Oki nhưng chẳng bao lâu đã trốn thoát Thế rồi
nhờ có sự hiệp lực của Kusunoki Masashige (Nam Mộc
Thành, 1294-1336) và một danh tướng phản mạc phủ là Ashikaga
Takauji (Túc Lợi, Cao Thị, 1305-1358), cuối cùng đã tiêu diệt được
Mạc phủ Kamakura (1333).
*Danh sách các thiền tăng vãng lai
Trong số những thiền tăng Trung Quốc đến Nhật thời này, tiêu
biểu hơn cả là các vị sau đây:
- Đại Hưu Chính Niệm (Daikyuu Shônen, còn được goi là Phật
Nguyên Thiền Sư, 1215-89, đến Nhật năm 1269, thuộc phái Phật
Nguyên).
- Vô Học Tổ Nguyên (Mugaku Sogen, còn có tên Phật Quang
Quốc Sư. 1226-1286, đến Nhật năm 1279, phái Phật Quang).
- Nhất Sơn Nhất Ninh (Issan Ichi.nei, 1247-1317, đến Nhật năm
1299, phái Nhất Sơn).
- Đông Minh Huệ Nhật (Tômei E.nichi, tông Tào Động phái
Hoằng Trí, 1272-1340, đến Nhật khoảng năm 1308, phái Đông Minh).
- Thanh Chuyết Chính Trừng (Seisetsu Shôchô, tức Đại Giám
Thiền Sư, 1274-1339, đến Nhật năm 1326, phái Thanh Chuyết, phái