LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN - Trang 75

kế, phải chứng kiến cảnh xâu xé giữa hai bộ hạ là các shugo
Hosokawa Katsumoto (1430-73) và Yamana Mochitoyo (tự Sôzen,
1404-73). Từ đó(1467) xảy ra cuộc tranh phong toàn diện có tên là
cuộc loạn năm Ônin (1467-77) mà các shugo toàn quốc không ai mà
chẳng vướng vào.

*Anh em Takauji, Yoshinao nhà Ashikaga và thiền sư Muusô

Soseki

Người đã được cả Ashikaga Takauji, shôgun khai sáng mạc phủ

Muromachi năm 1336, em ông là Naoyoshi, chức shikken cuối cùng
họ Hôjô là Takatoki lẫn Thiên hoàng Go-Daigo hết sức trọng vọng
không ai khác hơn là thiền sư Muusô Soseki (Mộng Song Sơ Thạch,
1275-1351). Những nhân vật quan trọng nói trên đều tìm đến quy y
với sư và nhờ ông chỉ bảo. Do đó, ông đã có nhiều cơ hội đóng góp
cho sự hưng thịnh của Phật giáo.

Trong những kế hoạch được ông đề ra, trước tiên là việc xây một

loạt chùa thuộc tông Rinzai (Lâm Tế Nhật Bản) Ankokuji (An Quốc
Tự) và Rishôtô (Lợi Sinh Tháp)

[2]

vào năm 1336. Mục đích của nó là

để an ủi các vong linh nạn nhân trong cuộc chiến tranh giành quyền
lực dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Kamakura cũng như cầu xin
cho thiên hạ từ nay thái bình. Trên nguyên tắc, sẽ có 60 chùa và tháp
như vậy trong toàn cõi nước Nhật. Nhiều chùa lớn ở Nara và Heian
(Kyôto) lại xây thêm những Rishôtô, chúng được sự tiến cúng và
ngoại viện của các shugo địa phương, điều này tạo cơ hội để họ chứng
tỏ lòng trung thành với chính quyền trung ương. Mặt khác An Quốc
Tự

[3]

ngày xưa đã được chỉ định đổi thành một tự viện Thiền Tông

phái Gozan (Ngũ Sơn Nhật Bản) cho nên đã giúp phái này nới rộng
ảnh hưởng của mình về các địa phương.

Thế rồi đến lúc Thiên hoàng Go-Daigo băng, ông lại lập kế hoạch

dựng Tenryuuji (Thiên Long Tự), một ngôi chùa lớn làm nơi cúng tế
vong linh nhà vua. Để gây quĩ xây chùa, mạc phủ Muromachi, từ năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.