Câu chuyện này đã cho chúng ta biết quan niệm về sinh tử của
thời cổ đại. Ở xứ sở Hoàng tuyền, nơi người chết sẽ đến, có những
thi thể bị ném cho dòi bâu. Có cảm giác đó như nơi mộ địa đầy u uế
mà người đời xa lánh. Đó là thế giới cấm kỵ đối với người sống và
bị ngăn cách bởi con dốc Yomotsuhira-saka. Sự u uế thì phải tẩy
bằng nước qua nghi lễ Misogi. Và Misogi dần định hình với tư cách
là một nghi lễ quan trọng trong Thần đạo. Nhờ lễ Misogi đó mà các
vị thần lại được sinh ra và cuối cùng là 3 quý tử Amaterasu,
Tsukuyomi, Susanoo.
Trong số 3 quý tử thì sau đó Tsukuyomi hoạt động không tích
cực, nên Amaterasu và Susanoo đóng vai trò chính. Khác với Izanagi
và Izanami là người tạo ra đất nước dưới mặt đất và các vị thần,
Amaterasu và Susanoo lại liên quan đến việc hình thành nên trật tự
ở
Takama-no-hara
. Người nắm quyền ở Takama-no-hara là
thần Amaterasu. Amaterasu có tư cách của vị Thần mặt trời và
người ta còn cho rằng có thể đã được thần cách hóa thành một
Saman. Trong Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ, điều đó đều được tập
trung vào vai trò của Hoàng tổ thần gắn với uy quyền của Thiên
hoàng. Trong Nhật Bản thư kỷ người ta gọi Amaterasu là
“Amenoshita-no-kimitarumono”
. Vị thần được coi là khai tổ cho
hệ thống thần Kunitsu Kami
ở trên mặt đất đối lập với hệ
thống thần Amatsu Kami
ở trên thượng giới là Susanoo.
Susanoo hoang dại, nhưng lại mang tính cách mạnh mẽ của một vị
anh hùng. Susanoo định đi đến xứ sở Haha-no-kuni và càn quấy,
gây bạo loạn nên Amaterasu phải trốn vào phiến đá gọi là Ama-no-
Iwayado. Bởi vậy các vị thần đã phải dụng công múa những điệu
đầy tính chất phồn thực để gọi bằng được thần Amaterasu ra.
Có ý kiến cho đó là sự thần thánh hóa lễ Đông chí, cũng có ý kiến
lại cho rằng đó là thần thoại về nhật thực, nhưng chung quy lại
đều thể hiện tính cách là Thần mặt trời của Amaterasu.