trước đó không có trước tác nào hoàn chỉnh nên đây chính là thời đại
có thể hiểu được rõ nhất về tôn giáo và tư tưởng thời cổ đại. Tuy
nhiên, dẫu có như vậy thì không phải chúng ta có thể theo đó mà
ngược dòng lịch sử về thời kỳ trước. Hơn nữa, dù có thực hiện được
sự tập quyền hóa chính quyền trung ương thì thời cổ đại với những
nét hỗn mang không thể trở thành hình mẫu của quốc gia cận đại
hướng đến sự xâm lược và chi phối bằng uy lực với khẩu hiệu “phú
quốc cường binh”. Việc phát hiện về quá khứ khi bước sang thời cận
đại chỉ là thao tác hư cấu ra một thứ cổ tầng cho hợp với thời cận
đại mà thôi.
Các vị thần và sự ra đời của thế giới
Trong số những thư tịch được viết vào thời kỳ này, yếu tố gây
ả
nh hưởng lớn nhất cho lịch sử tôn giáo sau này chính là những
thần thoại được viết trong Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ, mà được gọi
chung là Thần thoại Ký Kỷ. Những thần thoại đó được hình thành
với đúng nghĩa là Thần thoại về sự khai sinh đất nước và đã chứng
minh được quyền uy của Thiên hoàng theo cách của thần thoại. Ở
đây xin được khảo sát một cách đơn giản về cấu trúc của các truyện
thần thoại. Ở phần đầu Cổ sự ký có kể về thuở hồng hoang khai
thiên lập địa như sau: “Khi trời đất mới sinh, tên của các vị thần tạo
ra thượng giới là Ame-no-Minakanushi-ni-kami, tiếp đến là
Takamimusuhi-no-kami, tiếp đến nữa là Kamimusuhi-ni-kami”. Ở
đây người ta đặt tiền đề sự tồn tại của thượng giới là đương nhiên,
nên không nói gì về bản thân thượng giới. Thượng giới chính là nơi
các vị thần lần lượt sinh ra. Những vị thần đó bao gồm 5 đời
thần Kotoamatsu và 6 đời thần Kamiyo sau đó. Và người ta chỉ liệt
kê tên các vị thần mà không kể gì thêm. Phần cuối của câu chuyện
này là sự xuất hiện của Izanami, Izanagi và từ đó mới bắt đầu đi
vào câu chuyện với tư cách là thần thoại thực sự. Nam thần Izanagi
và nữ thần Izanami đã tạo ra đảo Onogoro hỗn mang với biển, sau