LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 15

Sự tồn tại mang tính lịch sử được xác định là vào khoảng thế kỷ

V, tức thời đại Ngũ vương nhà Nụy mà đã được ghi trong mục Nụy
quốc của Tống thư. Có thể suy đoán là thời kỳ tương đương với đời
thứ 21, tức Thiên hoàng Yūryaku (Hùng-Lược). Điều thú vị là trong
bộ Cổ sự ký, khoảng đến thời trị vì của Thiên hoàng Yūryaku, trong
mục viết về mỗi Thiên hoàng đều có câu chuyện riêng khá dài,
nhưng sau đó lại viết rất đơn giản và hầu như không còn là các câu
chuyện kể nữa. Bởi vậy, cho đến thời Thiên hoàng Yūryaku có thể
thấy sự chồng xếp của thần thoại và lịch sử. Đặc biệt, câu chuyện
của Ousu (Tiểu Đối, tức Yamatotakeru) thời Thiên hoàng Keikō
(Cảnh Hạnh) hay việc xuất quân chinh phục Triều Tiên của Hoàng
hậu Jingū (Thần Công) thời Thiên hoàng Chūai (Trọng Ai) là những
câu chuyện được xây dựng với ý đồ khuếch trương thế lực của
triều đình Yamato. Mối quan tâm của tác giả bộ Cổ sự ký chỉ tới đó.
Đây chính là điểm khác so với bộ Nhật Bản thư kỷ mà đã dành số
lượng trang viết nhiều và mối quan tâm lớn hơn đến lịch sử của
các thời kỳ sau này.

Sự khác nhau giữa Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ

Như vậy, Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ được gọi chung là Ký Kỷ,

nhưng những ghi chép trong hai bộ đó không hẳn giống nhau.
Phần viết về thời đại các vị thần của Nhật Bản thư kỷ chiếm hết
Quyển 1 và Quyển 2, toàn bộ chia làm 11 đoạn, sau phần nội dung
chính còn đưa thêm các thuyết khác nhau bắt đầu từ “Trong một
cuốn sách khác viết như sau... ”. Từ những thuyết khác nhau này
có thể thấy trong quá trình biên soạn Ký Kỷ không phải chỉ có một
thần thoại thống nhất, mà người ta đã phải trải qua nhiều thao
tác thử nghiệm khác nhau để xây dựng những thần thoại đó. Trong
một thời gian dài, người ta đã dùng chủ yếu là bộ Nhật Bản thư kỷ
còn việc “phát hiện” ra bộ Cổ sự ký thì phải đợi đến Motoori
Norinaga

(18)

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.