Ở
đoạn đầu phần chính của Nhật Bản thư kỷ có viết: “Thời xưa,
khi trời đất hỗn mang, âm dương chưa phân biệt, mọi thứ sinh sôi
nảy nở, hỗn độn như đàn gà con”. Đây được biết đến là câu văn lấy
từ Hoài Nam Tử của Trung Quốc. Hơn nữa, bộ sách này còn cho
rằng: “Trời sinh ra trước, sau đó đất mới định hình” và khác với Cổ
sự ký khi Takama-no-hara được coi là tiền đề. Cổ sự ký có những
thần thoại sinh ra trên nền tảng là thế giới các vị thần gọi là
Takama-no-hara, còn ở Nhật Bản thư kỷ thì sự sinh ra của các vị
thần lại lấy trung tâm là sự đối sánh của hai cực Trời và Đất. Tuy
nhiên, dù thế nào thì qua đây chúng ta cũng có thể thấy rõ một
điều rằng, đây là những bộ sử được xây dựng nhằm tạo cơ sở cho
tính chính đáng trong quyền lực thống trị của Thiên hoàng. Trong
kết cấu cơ bản đó, những câu chuyện có nguồn gốc cổ hơn và
thần thoại của các hào tộc cũng được thêm thắt vào.
I.2 THỜI ĐẠI CỦA KÝ KỶ
Chế độ luật lệnh trong hình thái Tế chính nhất trí
Vậy thì, hai bộ Ký Kỷ này đã được xác lập như thế nào? Tôi xin
được đi sâu hơn một chút về vấn đề này. Trong Cổ sự ký có lời tựa
của một nhân vật nổi tiếng là Ōnoyasumaro vào năm Wadō (Hòa
Đồng) thứ 5 (tức năm 712). Theo đó, khi Thiên hoàng Temmu
(Thiên Vũ) lên ngôi vào năm 672 thì vì “Đế kỷ, thư tịch mà các dòng
họ sở hữu hoàn toàn sai sự thật và thêm thắt nhiều sự kiện giả”, nên
Thiên hoàng đã xuống chiếu: “Ta muốn các ngươi tuyển chọn,
biên soạn lại Đế kỷ, kiểm chứng các thư tịch cổ, bỏ những phần
không đúng, xác định sự thực để truyền lại cho đời sau” và bắt
Hieda-no-Are
học thuộc. Tuy nhiên, thời đại đổi thay và vào năm
Wadō thứ 4 (711), Thiên hoàng Gemmei (Nguyên Minh) đã xuống
chiếu cho Ōnoyasumaro chép lại những điều mà Hieda-no-Are đã
học thuộc. Mặt khác, về Nhật Bản thư kỷ thì Tục Nhật Bản kỷ có ghi:
“Vào năm Yōrō (Dưỡng Lão) thứ 4 (tức năm 720), đời Thiên hoàng