LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 18

hàng với Thần kỳ lệnh là Tăng ni lệnh (Sōniryō), nhưng đây chỉ là
luật chế định hoạt động của tăng ni, quy định các mức hình phạt,
nên khác xa với Thần kỳ lệnh. Dù việc tế tự thần và Phật nhiều
khi đi đôi với nhau, nhưng không hẳn là giống nhau.

Tính chính trị trong các thần thoại Ký Kỷ

Ký Kỷ đã trang bị tư tưởng cho Thể chế chính trị = tế tự vì đã

nhấn mạnh vai trò của Amaterasu với tư cách là vị thần tổ của
Thiên hoàng và coi phả hệ thần từ Takama-no-hara đến Thiên
hoàng cùng thuộc một trục. Cả việc các thần Kunitsukami từ
Susanoo đến Ōkuninushi giành được lãnh thổ hay việc khuếch
trương chiến thắng của Ousu hoặc Hoàng hậu Jingū đều để chứng
tỏ việc xác lập quyền lực thống trị đối với các hào tộc và thống
nhất quốc gia của triều đình. Trong lời tựa của Cổ sự ký có ghi: “...
bỏ những phần không đúng, xác định sự thực”, nhưng việc làm này
thực ra chỉ là cải biến, sáng tác các thần thoại để phục vụ mục đích
đã nêu trên.

Thời kỳ hình thành Ký Kỷ lại đúng là thời kỳ thi nhân

Kakimotono-hitomaro tích cực sáng tác Vạn diệp tập. Hitomaro đặc
biệt đã đóng vai trò là thi nhân của triều đình vào thời Thiên hoàng
Jitō. Ông đã hiến tặng Thiên hoàng Jitō tứ thơ “Thiên hoàng là
thần nên ngự trong am nhỏ giữa tầng mây” (Quyển 3). Điều này
chứng tỏ ông cũng có tư tưởng coi Thiên hoàng như thần. Hơn nữa,
trong một khúc vãn ca viết khi Hoàng thái tử Kusakabe (Thảo Bích),
con giữa Thiên hoàng Temmu và Thiên hoàng Jitō, mất vào năm
Jitō thứ 3, có thể thấy một điều xâu chuỗi thần thoại Ký Kỷ qua
câu: “Buổi đầu khi thiên địa sơ khai, trong trời đất có tám trăm hay
một nghìn vạn thần. Các thần tập hợp lại, họp bàn và lệnh cho
thần Amaterasu rằng: Thần Hirume (tức thần Amaterasu) được
cai quản hết trên trời và cả tận cùng trời đất. Đó chính là lệnh của
các vị thần”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.