LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 19

Việc kết cấu tư tưởng cơ bản của thần thoại Ký Kỷ được tạo ra

trong mối quan hệ mật thiết với các cuộc tranh giành quyền lực
của triều đình vào thời đại này có thể đặc biệt thấy rõ hơn qua câu
chuyện về Thiên tôn giáng lâm. Tại sao không phải
Amenooshihomimi, con của thần Amaterasu mà lại là Ninigi, cháu
của thần giáng lâm là điều vô cùng khó hiểu, nhưng có thể thấy
điều đó có quan hệ sâu sắc với vấn đề thừa kế ngôi báu của thời
kỳ này. Sau Thiên hoàng Temmu, Jitō, tức hoàng hậu, đã lên ngôi
thay cho Hoàng tử còn nhỏ. Sau đó, đáng lẽ bà sẽ phải trao lại ngôi
báu cho Hoàng tử Kusakabe, nhưng ông đã chết vì bệnh mà không
đợi được điều đó. Bởi vậy, Thiên hoàng Jitō đã phải đợi đến khi ấu
nhi của Hoàng tử Kusakabe, tức cháu mình là Hoàng tử Karu (Khinh)
trưởng thành để trao ngôi báu. Người ta cho rằng, trong hình ảnh
thần Amaterasu có phản chiếu bóng hình nữ hoàng Jitō và việc kế
thừa từ Amaterasu sang Niniki, tức từ bà sang cháu có liên quan mật
thiết với sự kế thừa từ Jitō sang Mommu (Văn Vũ) và có tác dụng
làm cho việc nhường ngôi đó được thực hiện một cách trôi chảy. Như
vậy, kết cấu cơ bản của thần thoại Ký Kỷ nối các đời Thiên hoàng
với đỉnh cao quyền lực là nữ thần Amaterasu tuyệt nhiên không
phải là chuyện xưa cũ, mà đã được tạo ra trong quá trình biên soạn Ký
Kỷ.

Thần thánh hóa thần tổ của Thiên hoàng ở Thần cung

Ise

Người ta đã thờ thần Amaterasu ở Thần cung Ise và việc ban

cho Amaterasu vị trí đặc biệt với tư cách là thần tổ của Thiên hoàng
cũng được tiến hành trong thời kỳ này. Từ việc tên chính thức hiện
nay được gọi là “Thần cung” mà không cần tên, chúng ta có thể
thấy Thần cung Ise đã được ban cho vai trò trung tâm của Thần
đạo Nhật Bản. Thần cung gồm hai khu Nội cung và Ngoại cung. Nội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.