cung thờ nữ thần Amaterasu, Ngoại cung thờ thần thực phẩm
Toyouke (Phong Thụ).
Theo Nhật Bản thư kỷ, vào thời Thiên hoàng đời thứ 10, tức Thiên
hoàng Sujin (Sùng Thần), ông đã chuyển nữ thần Amaterasu đang
được thờ trong cung ra vùng Kasanui-no-mura của người Nụy và bắt
thờ thần Toyosukiirihime. Hơn nữa, vào đời Thiên hoàng thứ 11, tức
Thiên hoàng Suinin (Thùy Nhân), thần Yamatohime sau đi vòng
khắp chốn thì quyết định tọa lạc tại Ise. Tuy nhiên, không phải
chúng ta có thể tin ngay vào điều đó mà trên thực tế triều đình và
Ise có quan hệ với nhau bắt đầu từ thời Thiên hoàng Temmu và
Jitō. Sau Loạn Jinsin, Hoàng tử Ō’ama (sau này là Thiên hoàng
Temmu) đặt cứ địa ở phía Đông và phá tan quân của Hoàng tử
Ōtomo, là con và đồng thời là người nối nghiệp cho Thiên hoàng
Tenji. Tuy nhiên, người ta cho rằng khi đó ông ta kéo các hào tộc
vùng Ise về phía mình, nên phải thờ thần của họ. Theo Nhật Bản
thư kỷ, Hoàng tử Ō’ama đã thờ từ sông To’okawa (tức sông
Asakegawa ngày nay) đến vùng Ise. Việc ông chưa trực tiếp đến
thăm Thần cung lần nào là vì lúc đó Thần cung chưa được xây
dựng khang trang như thời sau này và điều đó còn chứng tỏ rằng,
Thần cung quan hệ với triều đình chưa mật thiết. Quan hệ đó chỉ
phát triển vào thời Thiên hoàng Temmu, Jitō và đã được phong lên vị
trí đặc biệt với tư cách là vị thần tổ của Thiên hoàng.
Nếu là thần tổ của Thiên hoàng thì phải thờ trong cung hoặc chí
ít là thờ ở gần đó mới thích hợp, nhưng theo phần viết về Thiên
hoàng Sujin thì: “Do sợ uy lực của vị thần đó mà ngài không yên ổn
sống cùng”. Và người ta cho rằng, vì lý do đó mà ông đã chọn một
vùng đất xa kinh đô để thờ vị thần tổ của Hoàng tộc. Ở phần trước
tôi có gắn cho Thể chế luật lệnh đặc trưng Tế chính nhất trí,
nhưng nói chính xác hơn thì đây không phải là hình thái Tế chính
nhất trí hoàn toàn với ý nghĩa Himiko của nước Yamatai có vai trò là