nữ vương Saman, mà giữa việc tế thần với hoạt động chính trị của
Thiên hoàng có một khoảng cách. Có thể nói, điều đó đã được thể
hiện rõ trong việc tế tự ở Ise.
Amaterasu và Phật giáo
Đương nhiên Amaterasu không phải là sản phẩm sáng tạo hoàn
toàn của thời kỳ này, mà tín ngưỡng thờ thần mặt trời đã được phổ
biến rộng rãi trước đó. Chính tín ngưỡng này đã được xác lập với tư
cách là Đại thần Amaterasu. Ở đó, chúng ta cũng có thể nghĩ đến
ả
nh hưởng của đạo Phật. Từ quan niệm quyền uy tuyệt đối, có thể
phát ra ánh hào quang như Amaterasu, chúng ta có thể liên tưởng
ngay tới tượng Phật. Sau này Amaterasu có được dung hợp vào với
Phật Như Lai Đại Nhật của Mật giáo, nhưng yếu tố này vốn đã có ở
ngay trong sự hình thành hình tượng nữ thần Amaterasu. Đặc biệt,
có ý kiến đã cho rằng đó là ảnh hưởng của Kim Quang Minh kinh.
Trong Kim Quang Minh kinh, Phật không chỉ xuất hiện với tư cách
người có quyền uy tuyệt đối và tỏa ánh hào quang, mà mặt khác
còn có đặc trưng là một bộ kinh “hộ quốc”, nhấn mạnh quan hệ với
chính quyền quốc gia. Thời Thiên hoàng Temmu và Jitō cũng là
thời kỳ tín ngưỡng Phật giáo thịnh hành, trong đó Kim Quang Minh
kinh chiếm vị trí lớn nhất. Sang thời Nara, bản dịch mới của Kim
Quang Minh Tối Thắng Vương kinh được truyền vào và bắt đầu
ả
nh hưởng đến việc xây dựng các Kokubun-ji (Quốc phần tự)
Không chỉ có thế, người ta còn được biết, Phật giáo ảnh hưởng đến
cả việc biên soạn Nhật Bản thư kỷ và được sử dụng trong các đoạn
viết về sự du nhập của đạo Phật. Lối tư duy cho rằng Amaterasu
là vị thần tối cao bảo vệ cho Thiên hoàng gần giống với tư tưởng
Phật bảo vệ đức vương hộ pháp và ở đây có thể thấy tín ngưỡng về
Amaterasu có ảnh hưởng từ đó.
Thực ra, trong thần thoại của Nhật Bản các thần không có tính
cách riêng và không có quan hệ chặt chẽ với nhau như trong thần