CHƯƠNG 2: Thần và Phật
II.1 SỰ DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀ CÁC VỊ THẦN
Những ghi chép về sự du nhập Phật giáo trong Nhật Bản
thư kỷ
Hiện nay người ta không theo thuyết cho rằng, thần thoại
trong hai bộ Ký Kỷ biểu đạt về thế giới quan trước khi Phật giáo du
nhập vào, mà quan niệm những thần thoại đó hình thành dưới ảnh
hưởng của văn hóa Trung Hoa và sự du nhập của Phật giáo. Vậy thì ở
đây chúng ta hãy thử xem xét những vấn đề về tôn giáo trong buổi
đầu lịch sử. Buổi đầu lịch sử Nhật Bản thì chủ yếu được ghi chép
trong Nhật Bản thư kỷ, mà không phải là Cổ sự ký. Tuy nhiên, nếu
công nhận có sự thêm thắt của người viết trong các thần thoại thì
sẽ phải đặt một dấu hỏi rằng liệu chúng ta có thể tin hoàn toàn các
thần thoại đó, kể cả những đoạn viết về buổi đầu lịch sử hay
không? Những kết quả gần đây cho thấy xu hướng phần nhiều
những điều được viết trong Nhật Bản thư kỷ là sản phẩm của sự
tưởng tượng hơn là sự thực lịch sử.
Ở
đây, chúng ta sẽ thử xem xét một vấn đề mang tính chất điển
hình, đó là vấn đề du nhập Phật giáo. Về sự du nhập của Phật giáo,
theo Nhật Bản thư kỷ là vào năm thứ 13 Thiên hoàng Kinmei (Khâm
Minh), tức năm Nhâm Thân (552), còn theo Gango-ji Engi
và
Jōgū Shōtoku Hōōtei-setsu
thì là năm thứ 7, tức Canh Ngọ (538).
Sự sai lệch về năm tháng theo Tây lịch là do vào thời đó có sự lẫn lộn
về cách đếm số năm. Theo Nhật Bản thư kỷ thì từ thời Thánh
Minh Vương (Thánh Vương) của Bách Tế đã có một pho tượng, cờ
phướn để trang trí và một số kinh sách.