LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 25

được nhiều ý kiến ủng hộ. Ngoài đoạn viết về sự du nhập của Phật
giáo, trong Nhật Bản thư kỷ còn có nhiều phần liên quan đến Phật
giáo khác, hơn nữa còn sử dụng nhiều kinh sách, nên chắc chắn
phải có một người uyên thâm về Phật giáo tham gia. Theo các kết
quả nghiên cứu gần đây cho thấy, ngoài những đoạn viết về sự du
nhập của Phật giáo, Dōji còn tham gia vào việc biên soạn bộ sử Nhật
Bản thư kỷ. Tuy nhiên, chưa thấy có một sử liệu nào ghi rõ Dōji đã
tham gia vào việc xây dựng bộ sử này, nên đây vẫn là một đề tài cần
nghiên cứu từ nay về sau.

Phật giáo biến đổi các vị thần về chất

Theo Nhật Bản thư kỷ, khi Phật giáo được truyền vào Thiên

hoàng Kinmei đã cho các hạ thần tự do tranh luận về việc có du
nhập hay không. Soga-no-Iname

(29)

cho rằng: “Các nước lân cận ở

phía Tây nhất nhất tuân theo”, nên Nhật Bản cũng phải tiếp thu,
còn phái theo Mononobe-no-Okoshi

(30)

thì phản đối với lý do:

“Nếu thờ thần ngoại bang thì e rằng thần nước mình sẽ nổi giận”.
Bởi vậy, Thiên hoàng đã ban tượng Phật cho Iname để thờ cúng. Tuy
nhiên, sau đó dịch bệnh hoành hành, nên phái Okoshi đã phá chùa
và ném tượng Phật ra vùng Horie ở Naniwa, gây ra hỏa hoạn trong
cung.

Cũng có ý kiến cho rằng, câu chuyện này giống với một câu

chuyện trong kinh điển Phật giáo. Trong Phật Đồ Trừng truyện
(Butsutochō-den)

(31)

, tức Quyển 9 của Cao tăng truyện (Kōsō-den)

(32)

, khi Thạch Hổ của Hậu Triệu Vương hỏi về sự đúng sai trong

Phật giáo thì vị quan Trung thư là Vương Độ có trả lời rằng, Phật là
“Thần ngoại quốc” nên không phải thờ phụng. Thạch Hổ phản đối
lại rằng, vì mình xuất thân từ vùng ngoại biên nên việc thờ Phật,
“Nhung thần” (tức thần của dân tộc khác - Sueki) là điều hợp lý và
đưa Phật giáo vào. Cả Cao tăng truyện và Nhật Bản thư kỷ đều nhìn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.