LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 26

nhận Phật như một vị thần ngoại lai và đặt vấn đề có nên du nhập
hay không.

Sau khi phân tích như vậy thì thấy cả việc du nhập Phật giáo lẫn

những tranh luận bài Phật hay sùng Phật sau khi Phật giáo đã được
du nhập đều không thể phán đoán là những sự thực lịch sử và về sử
liệu cũng rất khó ngược dòng về giai đoạn trước Nhật Bản thư kỷ.
Ngay cả việc cho rằng, Phật giáo là vị thần ngoại lai đã được nhận
thức ở mức độ nào khi Phật giáo mới được du nhập vẫn là một dấu
hỏi. Tượng của các vị thần chịu ảnh hưởng các tượng Phật vào các
thời đại sau đó rất nhiều. Hiện nay có thể khẳng định, tượng thần
được tạc đầu tiên vào thời Heian

(33)

. Nếu như vậy thì vào thời điểm

Phật giáo được du nhập chưa thể có nhận thức về “Phiên thần” (tạm
dịch là Thần của nước láng giềng xung quanh - ND).

Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là dưới ảnh hưởng

của Phật giáo, trạng thái tồn tại của các vị thần đã dần thay đổi.
Cùng với việc cá tính riêng của từng vị thần ngày càng được khắc
họa rõ ràng, thì dưới ảnh hưởng của tự viện Phật giáo, các Thần xã
(Jinja) cố định để thờ thần cũng đã được xây dựng. Tuy nhiên,
không phải do Phật giáo mà các vị thần Nhật Bản suy vong, mà
ngược lại nhờ có Phật giáo đã sinh ra tự ý thức được về các vị thần
trong tâm linh người Nhật. Hơn nữa, khi được tiếp nhận ở Nhật Bản
thì bản thân Phật giáo cũng biến đổi về chất như tiếp thu cách tu
hành của những người theo tín ngưỡng thờ thần núi... Vào thời Nara,
Phật giáo có ảnh hưởng rộng thông qua các chùa Kokubun-ji và
Kokubun-niji, nhưng đồng thời cũng vì thế mà quan hệ giữa chúng
ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Những vấn đề liên quan đến Thái tử Shōtoku

Khi xem xét về sự phát triển của Phật giáo trong thời kỳ đầu tiên

được du nhập, có một điều chúng ta không thể bỏ qua được, đó là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.