Genshō đã hoàn thành việc biên soạn”. Hơn nữa, trong chính bộ Nhật
Bản thư kỷ (Shoku-Nihongi) có ghi vào năm thứ 10 thời Thiên hoàng
Temmu (tức năm 681) đã bắt đầu biên soạn lại các Đế kỷ. Tổng
hợp cả điều này, chúng ta có thể thấy việc biên soạn các bộ sử được
bắt đầu vào thời kỳ Thiên hoàng Temmu, tức nửa sau thế kỷ VII
và kết thúc vào thời Thiên hoàng Gemmei và Genshō.
Nếu xét về bối cảnh của thời này sẽ thấy sự tập quyền hóa
chính quyền trung ương được tiến hành bắt đầu khoảng từ Cải
cách Taika
, nghĩa là giữa thế kỷ VII và được triển khai mạnh mẽ
hơn vào thời Thiên hoàng Temmu, người đã giành được chính quyền
sau Jinsin-no-ran
và thời Thiên hoàng Jitō, vợ ông ta. Vào năm
689 thời Thiên hoàng Jitō, Luật Asukakiyomihara-ryō (Phi Điểu Tịnh
Ngự Nguyên luật) đã được chế định và hầu như đã được hoàn thiện
trong Luật Taihō Ritsuryō (Đại Bảo luật lệnh) chế định vào năm
Taihō thứ nhất (701). Theo đó, người ta đã lập sổ hộ tịch, xây dựng
chế độ tô thuế, nghĩa là đã hoàn thiện được chế độ Công địa công
dân và xác lập hệ thống chính trị với Thiên hoàng là đỉnh cao
quyền lực.
Chế độ Ritsuryō (Luật lệnh) đã quy định cho Jingikan có vị trí
cao ngang bằng với Dajōkan
, xác lập chế độ Jingi
nền tảng của quốc gia. Về điểm này có thể coi đây đúng là thể chế
Tế chính nhất trí (Saisei Icchi)
. Trong Luật Thần kỳ lệnh
(Jingiryō) có quy định phải tổ chức tế lễ lớn sau khi Thiên hoàng lên
ngôi hoặc vào ngày lễ bốn mùa dựa trên nguyên tắc chính:
“Jingikan phải tế các Thiên thần và Địa kỳ thường xuyên theo luật
định”. “Thiên thần” và “Địa kỳ” là những từ có nguồn gốc từ Trung
Hoa, dùng để chỉ các vị thần trên trời và các vị thần dưới đất. Vì
vậy, có thể khẳng định, việc chia thành các vị thần Amatsukami và
Kunitsukami là bắt chước theo quan niệm này. Nhân đây cũng nói
thêm rằng, luật định liên quan đến Phật giáo với tư cách là ngang