LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 223

Lời tựa cuối sách

Khi được đặt vấn đề về việc viết sách cho Công ty sách

Iwanami Shinsho, lúc đầu tôi chỉ dự định giới hạn trong Phật giáo,
lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng vì họ yêu cầu cố gắng làm
sao viết một cách khái quát, nên tôi quyết định sẽ trình bày một
cách tổng thể trong một cuốn sách đặt tên là Lịch sử tôn giáo Nhật
Bản. Nói là như vậy, nhưng trong khuôn khổ một cuốn sách bỏ túi
nhỏ (Shinsho) mà viết tổng thể từ thời cổ đại đến thời hiện đại là
một câu chuyện quá mạo hiểm. Khi nói về ý tưởng đó với bạn bè thì
họ đều rất đỗi ngạc nhiên đến mức không bình luận được gì thêm.

Vì đây không phải là một cuốn sách hệ thống lại những thành

tựu nghiên cứu đã được xác lập, mà chỉ là thử nghiệm xem xét một
cách tổng hợp quan hệ giữa Thần đạo và Phật giáo, những tôn giáo
thường được phân tích riêng rẽ trước đây và làm thế nào để có thể
nêu bật được sự mạnh mẽ của các phong trào phát triển tôn giáo ở
Nhật Bản. Vì vậy, có thể sẽ được độc giả tha thứ bởi hình thức một
cuốn phác thảo thô mộc này. Để giải quyết các vấn đề hiện nay
trên cơ sở nắm vững truyền thống tôn giáo, tư tưởng của Nhật Bản
thì có lẽ cũng phải cần ai đó đưa ra trước một nền tảng lý luận như
vậy. Tôi rất mừng nếu được bạn đọc nhìn nhận đây là cuốn sách
của một sự thử nghiệm táo bạo hơn là tập hợp của những kiến giải
khoa học quyền uy.

Do tính chất của cuốn sách, nên nhiều chỗ trích dẫn tôi không

ghi rõ nguồn. Ở đây tôi sử dụng những bộ sách như Tổng tập văn học
cổ điển Nhật Bản (Nihon Koten Bungaku Taikei), Tổng tập tư tưởng
Nhật Bản (Nihon Shisō Taikei), Tân tổng tập văn học cổđiển Nhật Bản
(Shin Nihon Koten Bungaku Taikei) do Công ty sách Iwanami Shoten
phát hành cùng những cuốn có trong Văn khố Iwanami (Iwanami

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.