LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 3

Lời giới thiệu

Việt Nam và Nhật Bản được coi là hai nước cùng thuộc vùng Đông

Bắc Á (hay còn gọi là Đông Á), cùng nằm trong Vùng văn hóa Hán,
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Hoa. Về tôn giáo, cả Việt Nam và
Nhật Bản đều tiếp thu Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo... chủ yếu từ
cái nôi là văn minh Trung Hoa. Vì vậy, người ta thường dễ dãi cho
rằng, giữa hai nền văn hóa này có nhiều nét tương đồng và có thể
lấy văn hóa của nước mình để làm quy chuẩn khi nhìn nhận văn hóa
nước kia. Điều này xảy ra cả ở Việt Nam và Nhật Bản, khi mà sự giao
lưu văn hóa đa phần mới diễn ra ở bề nổi và vẫn còn ít những công
trình nghiên cứu thực sự về xã hội, lịch sử, văn hóa được giới thiệu.

Cuốn sách mà quý vị độc giả đang cầm trên tay được dịch từ

trước tác của nhà nghiên cứu Sueki Fumihiko, một người có thể nói là
chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử
tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng tôn giáo hiện nay. Ông đã có một thời
gian dài giảng dạy tại Đại học Tōkyō, sau đó chuyển sang công tác tại
Trung tâm nghiên cứu văn hóa Nhật Bản Quốc tế (Nichibunken),
nơi tập trung nhiều chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về các lĩnh
vực trong ngành khoa học xã hội nhân văn. Ở Nhật Bản, một điều
thường thấy là mỗi chuyên gia chỉ chuyên sâu về một mảng hẹp nào
đó. Chẳng hạn, trong Lịch sử Phật giáo Nhật Bản người ta có chia
thành Lịch sử Phật giáo Cổ đại, Trung thế, Cận thế... nhưng trong
đó lại phân nhỏ thành các mảng như cơ sở kinh tế tự viện, cơ cấu tổ
chức giáo đoàn, tư tưởng của một tông phái, học phái của ngôi chùa
hay thậm chí là tư tưởng của một nhà sư chưa được ai biết đến...
Mỗi chuyên gia đều đào sâu trong mảng nghiên cứu của mình mà
không lấn sang địa hạt của chuyên gia khác. Điều này sở dĩ có thể
thực hiện được bởi tỉ mỉ vốn là tính cách của phần đông người Nhật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.