LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 1 - Trang 148

chết cho xứng đáng. Vương hầu tướng soái chẳng dành cho riêng ai, miễn
kẻ nào có chí là được".

Mọi người hô lớn: "Đúng như vậy, chúng tôi xin nghe theo ngài". Trần

Thắng bảo mọi người dựng một cái đài, may một lá cờ, trên viết một chữ
"Sở" rất lớn. Mọi người cùng tuyên thệ sẽ một lòng một dạ đánh đổ triều
Tần. Họ tiến cử Trần Thắng, Ngô Quảng làm thủ lĩnh. Chín trăm hảo hán
liền chiếm luôn làng Đại Trạch. Nông dân gần đó nghe tin, đều mang lương
thực tới úy lạo, thanh niên đều đem cuốc xẻng gậy gộc đến xin tòng quân.
Người nhiều, không đủ dao kiếm và cờ quạt, họ liền chặt cây đẽo gỗ làm
kiếm, chặt tre làm cờ. Như vậy, Trần Thắng và Ngô Quảng đã tổ chức nên
cuộc khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử. Sử sách gọi sự kiện này là
"giơ gậy làm cờ".

Quân khởi nghĩa đánh hạ huyện Trần (nay là Hoài Dương, Hà Nam),

Trần Thắng mời các phụ lão huyện Trần tới bàn bạc. Mọi người nói:
"Tướng quân báo thù cho trăm họ khắp thiên hạ, chinh phạt nước Tần bạo
ngược. Công lao to lớn như thế, cần phải xưng vương". Trần Thắng liền
được tôn làm vương, lấy quốc hiệu là "Trương Sở" (nước Sở mở rộng).

LƯU BANG VÀ HẠNG VŨ

Sau khi Trần Thắng, Ngô Quảng khởi nghĩa, nhân dân các nơi rầm rộ

vùng lên giết quan lại, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. Không bao lâu, làn
sóng nổi dậy của nông dân dâng trên quá nửa nước Trung Hoa. Trần Thắng
điều binh khiển tướng đi tiếp ứng cho các cuộc khởi nghĩa khắp nơi. Họ
đánh đâu thắng đó, giành được nhiều đất đai. Nhưng vì chiến tuyến dài,
hiệu lệnh không thống nhất nên có nơi bị quí tộc cũ của sáu nước chiếm
mất. Sau khi khởi nghĩa nổ ra chưa đầy ba tháng, ở các nước Triệu, Tề,
Yên, Ngụy đã có nhiều người giương ngọn cờ khôi phục sáu nước, tự lập
làm vương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.