liền dạy họ học binh pháp, luyện võ nghệ. Khi nghe tin Trần Thắng khởi
nghĩa, họ thấy cơ hội đã đến, liền nổi lên giết quận thú Cối Kê, chiếm lấy
quận. Chỉ trong mấy ngày, đã tổ chức được một đội ngũ gồm tám ngàn
người. Vì đại đa số trong đó đều là người địa phương, nên gọi là "tử đệ
binh" (quân con em).
Hạng Lương, Hạng Vũ dẫn 8000 "tử đệ binh" vượt sông, nhanh chóng
chiếm được quận Quảng Lăng (trị sở nay là thành phố Dương Châu, Giang
Tô), sau đó lại tiếp tục vượt Hoàng Hà, tiến quân lên phía bắc. Trên đường
tiến quân, có rất nhiều cánh quân xin sáp nhập, tình nguyện đứng dưới sự
chỉ huy của Hạng Lương. Năm sau, lại có cánh quân hơn 100 người do Lưu
Bang chỉ huy, đi theo Hạng Lương. Lưu Bang vốn là người huyện Bái (nay
là huyện Bái, Giang Tô), đã làm chức đình trưởng (triều Tần qui 10 dặm là
một đình, đình trưởng là chức quan nhỏ cai trị trong phạm vi 10 dặm) dưới
triều Tần. Một lần, quan trên sai ông ta dẫn dân phu đến Ly Sơn làm lao
dịch. Trên đường mỗi ngày lại có mấy dân phu bỏ trốn, Lưu Bang không
thể ngăn trở được, nếu cứ tiếp tục như thế, thì đến Ly Sơn, Lưu Bang không
còn đủ dân phu để giao nộp nữa.
Một hôm, trong lúc ngồi nghỉ, Lưu Bang nói: "Các anh đến Ly Sơn
làm phu, không chết vì mệt nhọc cũng chết vì bị đánh đập. Nếu không chết
thì cũng không biết năm tháng nào mới được về quê quán. Bây giờ, ta tha
các anh ra, các anh tự đi tìm đường sống đi". Mọi dân phu đều cảm động
rơi nước mắt, nói: "Thế còn ngài, ngài sẽ làm thế nào?"
Lưu Bang nói: "Ta cũng không thể trở về được. Thôi thì sẽ trốn đến
một nơi nào đó vậy". Lúc đó có hơn 10 dân phu tình nguyện đi theo Lưu
Bang. Họ đi đến núi Mang Đãng, ẩn náu ở đó. Qua mấy ngày, đã tập hợp
được hơn 100 người. Ở huyện Bái có một người làm văn thư tên là Tiêu Hà
và một người coi ngục là Tào Tham, biết Lưu Bang là người nghĩa khí nên
rất đồng tình và ngầm giao thiệp với ông. Đến khi Trần Thắng nổi lên
chiếm được huyện Trần, Tiêu Hà và dân chúng trong huyện Bái liền giết