chết quan huyện và phái người đến núi Mang Đãng mời Lưu Bang về, xin
ông đứng đầu huyện Bái. Mọi người gọi ông ta là Bái Công.
Lưu Bang khởi binh ở huyện Bái, chiêu tập được vài ba ngàn người,
liền đánh chiếm quê hương của mình là Phong Hương. Sau đó, ông ta dẫn
quân đánh chiếm các huyện thành khác, không ngờ số quân ở Phong
Hương làm phản. Lưu Bang nghe tin, muốn về chiếm lại Phong Hương,
nhưng không đủ quân, đành đến nơi khác mượn quân. Đến Lưu Thành (nay
ở đông nam huyện Bái, Giang Tô) thì vừa gặp Trương Lương dẫn hơn một
trăm người đi tìm quân khởi nghĩa. Hai người gặp nhau, bàn bạc, thấy trong
số quân khởi nghĩa trong vùng, chỉ có Hạng Lương là có thanh thế lớn nhất,
liền quyết định đến theo Hạng Lương. Hạng Lương thấy Lưu Bang cũng là
một nhân tài, liền cấp cho một số người ngựa để về chiếm lại Phong
Hương. Từ đó, Lưu Bang, Trương Lương đều trở thành bộ hạ của Hạng
Lương.
Sau khi các lãnh tụ khởi nghĩa chủ yếu là Ngô Quãng, Trần Thắng mất
đi, quyền lãnh đạo các nơi rơi vào tay các quí tộc cũ của sáu nước. Họ tranh
giành đất đai của nhau, gây nên tình thế chia năm xẻ bảy. Đại tướng
Chương Hàm và Lý Do của Tần toan nhân cơ hội đó để lần lượt diệt từng
lực lượng một. Trước tình hình khẩn cấp đó, Hạng Lương mở một hội nghị
ở Tiết Thành, quyết tâm chỉnh đốn lại lực lượng khởi nghĩa. Để có danh
nghĩa chính đáng, Hạng Lương nghe theo lời mưu sĩ Phạm Tăng, tìm người
cháu (tên là Tâm) của Sở Hoài Vương đang lưu lạc trong dân gian, lập làm
Sở Vương. Vì người nước Sở vốn thương Sở Hoài Vương vì bị lừa phải
chết ở Tần nên đều đi theo. Để tăng thêm sức hiệu triệu, người ta lại tôn
xưng vua mới của Sở là Sở Hoài Vương.