LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 1 - Trang 192

"Nếu sau này quốc gia có động loạn, thì để Chu Á Phu thống soái quân đội,
con yên tâm".

Sau khi Hán Văn Đế mất, thái tử Lưu Khải nối ngôi, tức là Hán Cảnh

Đế.

TRIỆU THÁC CẮT GIẢM ĐẤT PHONG

Hán Cảnh Đế cũng áp dụng chính sách vỗ về dân chúng như Hán Văn

Đế, quyết tâm chỉnh đốn nền chính trị trong nước. Khi Cảnh Đế còn là một
thái tử, có một quản gia tên là Triệu Thác, rất có tài, được mọi người gọi là
"túi khôn". Sau khi Cảnh Đế lên ngôi, liền thăng ông ta làm ngự sử đại phu.
Triều Hán thực hành chế độ quận huyện, nhưng đồng thời vẫn có 22 nước
chư hầu. Những nước chư hầu đó đều là con cháu của Hán Cao Tổ, tức là
các tước vương trong họ Lưu. Đến thời Hán Cảnh Đế, thế lực các nước chư
hầu rất lớn, có nhiều đất đai, như nước Tề có hơn có hơn 70 tòa thành,
nước Ngô có hơn 50 tòa thành, nước Sở có hơn 40 tòa thành. Một số chư
hầu không chịu sự chi phối của triều đình, đặc biệt là Ngô vương Lưu Phì,
rất kiêu ngạo ngang ngược. Đất phong của ông sát biển, lại có mỏ đồng, tự
mình khai thác muối và đồng, giàu có ngang với hoàng đề. Ông ta không
bao giờ tới Trường An triều kiến hoàng đế, tự coi nước Ngô là một vương
quốc độc lập.

Triệu Thác thấy nếu cứ để tiếp tục như thế sẽ bất lợi cho việc tập

quyền của trung ương, liền tâu với Hán Cảnh Đế: "Ngô vương không bao
giờ đến triều kiến, theo lý thì đã phải tội từ lâu. Khi tiên đế (tức Hán Văn
Đế) còn sống, đã rất rộng lượng với ông ta, nhưng ông ta càng ngang ngược
tự đại. Ông ta tự khai thác đồng để đúc tiền, ngăn biển khai thác muối,
chiêu binh mãi mã, chuẩn bị nổi loạn. Chi bằng nên sớm cắt bớt đất phong
của ông ta đi".

Hán Cảnh Đế còn do dự: "Làm được thế thì tốt, nhưng lại sợ sẽ thúc

đẩy Ngô vương làm loạn".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.