LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 1 - Trang 193

Triệu Thác nói: "Người muốn làm phản thì nếu cắt đất mà làm phản,

không cắt đất sớm muộn cũng sẽ làm phản. Bây giờ làm phản thì mối nguy
còn nhỏ, sau này thế lực họ hùng hậu lên rồi mới làm phản thì mối nguy
càng lớn".

Hán Cảnh Đế thấy lời Triệu Thác có lý, liền quyết tâm giảm bớt đất

phong của các chư hầu. Các chư hầu đại đa số nếu không hoang dâm vô độ,
cũng hoành hành phi pháp; nhưng muốn tìm ra tội lỗi của họ để tạo lý do
cắt giảm đất cũng không phải chuyện dễ. Một thời gian sau, có chư hầu cắt
giảm một quận, có chư hầu bị cắt giảm mấy huyện. Cha của Triệu Thác
nghe tin đó, liền từ quê hương Dĩnh Xuyên (nay ở huyện Vũ, Hà Nam) tìm
đến kinh sư, nói với Triệu Thác: "Con làm ngự sử đại phu. địa vị đã đủ cao
rồi, sao không an phận, mà còn bới việc ra? Con thử nghĩ xem, các vua chư
hầu đều là anh em ruột thịt của hoàng thất, con quản làm sao được? Con cắt
giảm đất phong của họ, ai ai cũng oán con. Con làm như thế để làm gì?

Triệu Thác nói: "Nếu không làm như vậy thì hoàng thượng không thể

phát huy được quyền lực, nước nhà tất sẽ rối loạn".

Người cha thở dài nói: "Con làm như thế thì thiên hạ của họ Lưu được

an định, nhưng họ Triệu nhà ta sẽ nguy hiểm. Cha đã già không muốn nhìn
thấy tai họa giáng xuống gia đình".

Triệu Thác khuyên nhủ cha, nhưng người cha vẫn không an tâm, trở

về quê hương Dĩnh Xuyên, liền uống thuốc độc tự sát. Triệu Thác đang bàn
với Cảnh Đế về việc cắt đất phong của Ngô vương Lưu Phì, thì Lưu Phì đã
cất quân làm phản. Ông ta lấy lý do "trừng trị gian thần Triệu Thác cứu vãn
thiên hạ của họ Lưu" để xúi giục các chư hầu khác cùng làm phản. Năm
154 TCN, 7 chư hầu là Ngô, Sở, Triệu, Giao Tây, Giao Đông, Tri Xuyên,
Tề Nam đều nổi dậy, lịch sử gọi đó là "Thất quốc chi loạn" (loạn bảy
nước).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.