nói là nay thuộc nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ) và dựng một bia đá tại
đây để làm kỷ niệm.
Đây là trận truy kích có quy mô lớn nhất, tiến quân sâu nhất của quân
Hán. Sau đó, Hung Nô lui tới miền bắc sa mạc, miền nam sa mạc không
còn triều đình Hung Nô nữa.
TRƯƠNG KHIÊN MỞ ĐƯỜNG SANG TÂY VỰC
Những năm đầu đời Hán Vũ Đế, có người Hung Nô đầu hàng triều
Hán. Qua họ, Hán Vũ Đế biết qua về tình hình Tây Vực (nay là Tân Cương
và một số nước vùng Trung Á). Họ cho biết có nước Nguyệt Chi bị Hung
Nô đánh bại, chạy về phía tây, định cư ở Tây Vực. Họ căm thù Hung Nô,
muốn báo thù, nhưng không được ai giúp đỡ. Hán Vũ Đế nghĩ, Nguyệt Chi
ở phía tây Hung Nô, nếu triều Hán liên hợp được với Nguyệt Chi, cắt đứt
liên hệ giữa Hung Nô với các nước Tây Vực thì có khác gì chặt đứt cánh
tay phải của Hung Nô.
Thế rồi, ông liền hạ chiếu thư, tìm người có khả năng đi liên hệ với
Nguyệt Chi. Lúc đó, không ai biết nước Nguyệt Chi ở đâu và cách bao xa.
Muốn đảm nhận việc đó, phải là người rất có dũng khí. Có một viên lang
trung (một chức quan) tên là Trương Khiên, thấy đây là một việc hay, liền
xin nhân nhiệm vụ. Sau đó, hơn 100 tráng sĩ cũng mạnh dạn xin cùng đi.
Một người thuộc tộc Hung Nô ở Trường An tên là Đường Ấp Phụ cũng tình
nguyện đi cùng Trương Khiên sang nước Nguyệt Chi.
Năm 138 TCN, Hán Vũ Đế phái Trương Khiên dẫn hơn 100 người đi
tìm nước Nguyệt Chi. Nhưng muốn đến Nguyệt Chi phải đi qua địa giới
của Hung Nô. Bọn Trương Khiên mới đi được mấy ngày đã bị quân Hung
Nô vây chặt, bắt làm tù binh. Nguời Hung Nô không giết họ, chỉ phân tán
ra để giám sát, chỉ có Đường Ấp Phụ được ở cùng chỗ với Trương Khiên.
Họ bị giam giữ suốt hơn 10 trời. Càng về sau, người Hung Nô không còn
giám sát họ chặt chẽ nữa. Trương Khiên và Đường Ấp Phụ bàn nhau, nhân