chúa công nên giúp đỡ những nước có khó khăn để xây dựng nghiệp bá.
Hiện nay chính là thời cơ để làm việc đó".
Tấn Văn Công từ lâu cũng biết, muốn làm bá chủ Trung nguyên thì
phải đánh bại nước Sở. Ông liền tuyển thêm quân, tổ chức làm ba cánh,
rầm rộ sang cứu Tống.
Năm 632 trước Công nguyên, quân Tấn đánh bại hai nước tay sai của
Sở là Tào và Vệ, bắt sống vua hai nước đó.
Sở Thành Vương vốn không muốn đánh nhau với Tấn Văn Công, nên
khi nghe Tấn xuất binh, liền cho người truyền lệnh cho Thành Đắc Thần lui
quân. Nhưng Thành Đắc Thần cho rằng sớm muộn cũng chiếm được Tống,
không muốn bỏ dở liền phái người về báo cáo với Sở Thành Vương: "Tôi
không dám nói là nhất định sẽ đánh thắng, nhưng quyết liều một trận sống
mái".
Sở Thành Vương không hài lòng, chỉ trao cho Thành Đắc Thần một ít
quân. Thành Đắc Thần cho người đến nói với quân Tấn, yêu cầu thả vua
Tào và Vệ ra. Tấn Văn Công nói riêng với vua hai nước đó, đồng ý khôi
phục ngôi vua cho họ với điều kiện họ phải đoạn giao với Sở. Hai nước
Tào, Vệ phải làm theo ý của Tấn.
Thành Đắc Thần vốn định cứu hai nước đó, không ngờ họ lại tuyệt
giao với Sở, Thì nổi giận đùng đùng, nói: "Đây đúng là tên giặc Trùng Nhĩ
buộc họ làm như vậy". Liền đốc thúc quân đội đi gấp tới phía quân Tấn.
Quân Sở tiến đến, Tấn Văn Công liền hạ lệnh lui quân, một số tướng
nước Tấn không thông nói: "Thống soái của quân ta là quốc quân, thống
soái của đối phương chỉ là một tướng bày tôi, sao quốc quân phải nhường
một tướng bày tôi?"
Hồ Yển giải thích: "Đánh trận thì phải có lý. Lý đúng thì khí thế mới
mạnh được. Trước kia, vua Sở từng giúp chúa công ta. Chúa công ta từng