Chu Tương Vương còn thân tới Tiễn Thổ (nay ở tây nam Nguyên Dương
tỉnh Hà Nam) úy lạo quân Tấn. Tấn Văn Công nhân dịp đó, xây dựng cho
vua Chu một tòa cung điện mới ở Tiễn Thổ, còn mời các chư hầu đến họp,
để lập minh ước. Do đó, Tấn Văn Công trở thành bá chủ ở Trung nguyên.
HUYỀN CAO DÙNG MƯU LUI QUÂN TẦN
Tấn Văn Công đánh bại được Sở, hội họp chư hầu. Quốc quân các
nước vốn đi theo Sở như Trần, Thái, Trịnh cũng đến dự họp. Nước Trịnh
tuy kí minh ước với Tấn, nhưng vẫn sợ Sở, nên lại ngầm kết minh với Sở.
Tấn Văn Công được tin đó, dự định lại hội họp chư hầu để đem quân đánh
Trịnh. Các đại thần nói: "Đã họp chư hầu mấy lần rồi. Binh mã nước ta
cũng đủ để đối phó với Trịnh, hà tất phải làm phiền các nước nữa".
Tấn Văn Công nói: "Cũng được, nhưng Tần đã ước hẹn với ta là có
việc gì thì cũng xuất binh, nên không thể không mời họ".
Tần Mục Công đang muốn mở rộng thế lực sang phía đông, liền đích
thân dẫn quân tới nước Trịnh. Quân Tấn đóng ở phía tây, quân Tần đóng ở
phía đông, thanh thế rất lừng lẫy. Quốc quân nước Trịnh sợ hãi, vội cử một
người ăn nói giỏi là Chúc Chi Vũ đến khuyên Tần Mục Công lui quân.
Chúc Chi Vũ nói với Tần Mục Công: "Hai nước Tần, Tấn cùng đánh
nước Trịnh thì nước Trịnh tất sẽ mất. Nhưng Trịnh và Tần rất xa nhau.
Nước Trịnh mất, đất đai sẽ hoàn toàn thuộc về nước Tấn, thì thế lực Tấn
càng mạnh thêm. Ngày nay, Tấn diệt Trịnh ở phía đông, ngày mai có khả
năng họ lại xâm phạm Tần ở phía tây, thì có gì tốt với nước ngài? Ngoài ra
nếu nước Tần giảng hòa với chúng tôi, thì về sau, sứ giả của quí quốc qua
lại, nước Trịnh sẽ tiếp đãi trân trọng, sẽ thuận lợi cho nước ngài. Mong ngài
suy xét cho".
Tần Mục Công nghĩ tới việc lợi hại đối với mình, liền đồng ý giảng
hòa với Trịnh. Ngoài ra, còn phái ba viên tướng dẫn hai ngàn quân giúp