Có một số người muốn theo học ông, ông liền mở một trường tư, thu
nhận học sinh. Quan đại phu nước Lỗ là Mạnh Hi Tử trước khi chết đã dặn
hai con là Mạnh Ý Tử và Nam Cung Kính Thúc đến học lễ ở Khổng Tử.
Dựa vào sự tiến cử của Nam Cung Kính Thúc, Lỗ Chiêu Công đã phái
Khổng Tử đến đô thành nhà Chu là Lạc Ấp để khảo sát lễ nhạc của triều
Chu.
Đến năm Khổng Tử 35 tuổi, Lỗ Chiêu Công bị ba quan đại phu cầm
quyền là Quí Tôn Thị, Mạnh Tôn Thị và Thúc Tôn Thị đuổi đi, Khổng Tử
liền sang nước Tề, xin gặp Tề Cảnh Công, nói chuyện với Tề Cảnh Công
về chủ trương chính trị của mình. Tề Cảnh Công tiếp đãi rất trân trọng và
toan sử dụng Khổng Tử, nhưng tướng quốc Án Anh cho rằng chủ trương
của Khổng Tử không thực tế, nên Tề Cảnh Công không dùng ông nữa.
Khổng Tử lại trở về nước Lỗ tiếp tục dạy học. Số học sinh theo học Khổng
Tử ngày càng nhiều.
Năm 501 TCN Lỗ Định Công phong Khổng Tử làm quan Tể đất
Trung Đô (nay ở huyện Vấn Thượng, tỉnh Sơn Đông. Năm sau, thăng làm
quan Tư Không (chức quan đứng đầu coi việc xây dựng) rồi lại điều sang
làm Tư Khấu. Lúc đó Lỗ Định Công nói cho Khổng Tử biết việc chuẩn bị
đến Giáp Cốc để hội minh với nước Tề. Khổng Tử nói: "Nước Tề nhiều lần
xâm phạm biên giới ta. Lần này hẹn ta đến hội, ta cần chuẩn bị binh mã,
xin đem theo cả hai quan Tả, Hữu Tư Mã".
Lỗ Định Công đồng ý với chủ trương của Khổng Tử, lại cử hai đại
tướng đem theo binh mã, cùng ông tới Giáp Cốc. Tại hội nghị Giáp Cốc, do
Khổng Tử làm Tướng lễ, nên nước Lỗ giành được thắng lợi về ngoại giao.
Sau hội nghị, Tề Cảnh Công quyết định trao trả lại Lỗ ba vùng đất ở Vấn
Dương (nay ở tây nam Thái An Sơn Đông) trước kia Tề đã chiếm của Lỗ.
Quan đại phu nước Tề là Lê Trữ cho rằng Khổng Tử làm quan nước Lỗ thì
không có lợi cho Tề, liền khuyên Tề Cảnh Công gửi tặng Lỗ Định Công