LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 2 - Trang 162

Đường Thái Tông nói: "Vẫn là cái lão Ngụy Trưng đó chứ còn ai nữa!

Bao giờ lão ta cũng làm nhục trẫm trước các đại thần, trẫm không thể nào
nhịn được nữa!".

Trưởng Tôn hoàng hậu nghe nói vậy, lặng lẽ trở về nội thất, thay mặc

triều phục rồi trở ra, sụp lạy trước Đường Thái Tông. Đường Thái Tông
ngạc nhiên hỏi: "Khanh làm gì vậy?".

Trưởng Tôn hoàng hậu nói: "Thiếp nghe nói chỉ có bậc thiên tử anh

minh mới có được các đại thần chính trực. Nay Ngụy Trưng có thái độ
chính trực như vậy, tỏ rằng bệ hạ rất anh minh, thiếp không thể không chúc
mừng bệ hạ".

Lời nói đó như 1 chậu nước mát làm tiêu tan cơn giận của Đường Thái

Tông. Từ đó, không những ông không còn giận Ngụy Trưng nữa mà còn
khen ngợi: "Mọi người đều nói Ngụy Trưng có lời nói và cử chỉ thô lỗ,
nhưng ta thấy đó chính là chỗ đáng yêu của ông ta".

Năm 643, Ngụy Trưng bị bệnh mất, Đường Thái Tông rất buồn rầu.

Ông chảy nước mắt nói: "Người ta dùng đồng làm gương soi thì có thể thấy
được y phục có chỉnh tề không; dùng lịch sử làm gương soi, thì có thể thấy
nguyên nhân hưng vong của đất nước; dùng người làm gương soi, thì có thể
thấy được công việc của mình là làm đúng hay sai. Ngụy Trưng mất đi,
trẫm mất một tấm gương soi tốt".

Do Đường Thái Tông trọng dụng nhân tài và biết tiếp thu lời can gián

của các đại thần, tương đối sáng suốt về chính trị, đồng thời chú ý giảm nhẹ
lao dịch cho nhân dân, áp dụng các biện pháp phát triển sản xuất, nên thời
kì đầu của nhà Đường đã xuất hiện cảnh tượng phồn vinh, trật tự xã hội
tương đối ổn định. Lịch sử gọi thời kì này là "Trinh Quan chi trị" (nền thịnh
trị dưới thời Trinh Quan. Trinh Quan hay còn gọi là Trinh Quán, là niên
hiệu của Đường Thái Tông).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.