Cụ già nói: "Con hổ trán trắng trên Nam Sơn, con cá sấu dưới Trường
Kiều, cộng thêm bản thân anh nữa. Chẳng là tam hại là gì?".
Chu Xứ giật mình, thì ra lâu nay bà con địa phương vẫn coi mình là đồ
gây hại giống như hổ và cá sấu. Ông trầm ngâm một lát rồi nói: "Thôi thì
thế này, xưa nay bà con vẫn buồn khổ vì tam hại, cháu sẽ trừ diệt hết
chúng".
Hôm sau, Chu Xứ quả nhiên vai mang cung tên, lưng đeo kiếm sắc,
vào trong núi tìm hổ. Đi mãi, đi mãi, sâu vào vùng cây cối rậm rạp, bỗng
nghe 1 tiếng gầm ghê rợn, con hổ trán trắng từ bụi rậm lao ra. Vốn can đảm
và nhanh nhẹn, Chu Xứ nhảy phắt sang 1 bên, nấp vào 1 thân cây lớn,
giương cung lắp tên. Đúng lúc con hổ đang gầm ghè lấy đà toan chồm tới,
thì "phựt", mũi tên của Chu Xứ đã xuyên vào giữa trán. Kết thúc tính mạng
con mãnh thú từng gieo rắc tai họa 1 thời. Chu Xứ trở về thông báo cho
mọi người biết. Dân thôn còn bán tín bán nghi, nhưng cũng cử 1 đoàn thợ
săn theo vào rừng. Con hổ to lớn được khiêng về trong tiếng reo mừng rộn
rã của trẻ già trai gái khắp vùng. Nhiều người đến chúc mừng cho Chu Xứ,
nhưng ông gạt đi, nói: "Khoan đã, để tôi đi tìm nốt con cá sấu".
Hôm sau, Chu Xứ thay quần áo chẽn, lại mang cung tên đao kiếm
nhảy xuống sông dưới Trường Kiều. Con cá sấu thường ngày ẩn nấp dưới
sâu, thấy có người liền nổi lên, xông tới toan đớp. Đã chuẩn bị sẵn, Chu Xứ
lao tới đâm mạnh 1 nhát kiếm, ngập gần lún tới cán. Con cá sấu bị trọng
thương, đau đớn quay đầu bơi xuôi theo dòng sông. Thấy nó chưa chết,
Chu Xứ quyết không buông tha, tìm cách giữ chặt đuôi kiếm. Người và cá
sấu vật lộn, lúc chìm xuống đáy nước, lúc cùng nổi lên, trôi nổi xuôi dòng
suốt mấy chục dặm. Ba ngày ba đêm trôi qua, vẫn chưa thấy Chu Xứ trở
về. Mọi người xôn xao bàn tán, những người chứng kiến từ đầu cho rằng cá
sấu đã bị kiếm đâm trúng như thế, khó lòng còn sống được; nhưng trước
khi chết, chắc nó cũng đớp và quật chết Chu Xứ rồi. Và như vậy, cả 2 chắc
đã chìm sâu dưới đáy nước rồi sẽ trôi ra biển. Lúc đầu, dân chúng cho rằng,