Ngụy. Ngờ đâu, phía sau thế trận hình trăng khuyết còn bố trí hơn 100 ngọn
lao dài, lắp trên những dây cung cực lớn. Loại lao này dài tới ba bốn thước,
đầu rất bén nhọn. Khi quân Ngụy đang ồ ạt xông tới, quân Tấn dùng búa
lớn đánh bật chốt các dây cung, các mũi lao bay vùn vụt ra, mỗi mũi có thể
Xuyên qua ba bốn lính Ngụy. Trong chốc lát, trong số 3 vạn quân kỵ của
phía Ngụy đã bị giết chết mấy ngàn. Số khác không biết rõ đằng sau trận
quân Tấn còn có bao nhiêu vũ khí ghê gớm hơn loại này, nên sợ hãi quay
ngựa chạy thục mạng. Toàn đội hình tan vỡ. Quân Tấn thừa thắng truy kích,
giết được khá nhiều quân Ngụy.
Lưu Dụ đánh bại quân Ngụy, mở thông đường thủy, tiếp tục tiến quân
lên phía tây. Lúc đó, bộ binh do Vương Trấn Ác và Đàn Đạo Tế chỉ huy đã
hạ được thành Lạc Dương, cùng đem quân vào Đồng Quan hội họp với Lưu
Dụ. Tiếp đó, Lưu Dụ cử Vương Trấn Ác đem quân đánh Trường An, diệt
nhà Hậu Tần (năm 417). Diệt xong Hậu Tần, Lưu Dụ để Vương Trấn Ác
cùng đứa con trai mới 12 tuổi của mình ở lại Trường An, rồi dẫn quân về
nam. Mấy năm sau, Tấn An Đế chết. Lưu Dụ cho rằng thời cơ đã chín, liền
cử người thuyết phục Tấn Cung Đế mới lên ngôi nhường lại ngôi hoàng đế
cho mình. Năm 420, Lưu Dụ lên ngôi, đổi quốc hiệu là Tống. Lịch sử gọi là
Tiền Tống. Đó là Tống Vũ Đế. Triều Đông Tấn diệt vong sau 104 năm
thống trị miền nam Trung Quốc.
ĐÀN ĐẠO TẾ ĐONG CÁT GIẢ LÀM LƯƠNG
Sau khi Tống Vũ Đế Lưu Dụ thành lập triều Tống (Tiền Tống) được
19 năm (tức năm 439) thì ở miền bắc, Thái Vũ Đế của Bắc Ngụy là Thác
Bạt Đào (họ Thác Bạt, thuộc tộc Tiên Ty) tiêu diệt nước cuối cùng trong 16
nước là Bắc Lương, thống nhất cả miền bắc. Như vậy, trong khoảng thời
gian 170 năm tính từ khi Đông Tấn diệt vong (năm 420), lịch sử Trung
Quốc xuất hiện cục diện 2 miền nam bắc, có 2 hệ thống chính quyền đối
chọi nhau. Ở miền nam, có 4 triều đại kế tiếp nhau là Tống, Tề, Lương,
Trần; ở miền bắc mở đầu là Bắc Ngụy, sau phân thành Đông Ngụy, Tây