Ngụy, 2 nước này lần lượt bị Bắc Tề, Bắc Chu thay thế. Lịch sử gọi chung
cả giai đoạn đó là Nam Bắc Triều.
Tống Vũ Đế làm hoàng đế được 2 năm, đến năm thứ 3 thì bị bệnh mất.
Con Vũ Đế là thái tử Lưu Nghĩa Phù, mới 17 tuổi lên nối ngôi (năm 423),
tỏ ra thiếu đức độ nên sau 1 năm (năm 424) bị các đại thần phế truất, giáng
xuống làm Doanh Dương vương. Con thứ 3 của Lưu Dụ là Lưu Nghĩa
Long được phò tá lên làm hoàng đế. Đó là Tống Văn Đế. Lúc đó, Bắc
Ngụy mở cuộc tiến công lớn, vượt qua Hoàng Hà, xâm chiếm 1 vùng đất
rộng phía nam sông. Tống Văn Đế phái Đàn Đạo Tế dẫn đại quân chống
lại. Có lần, quân Bắc Ngụy tiến công Tế Nam, Đàn Đạo Tế dẫn quân tới
bên sông Tế Thủy, trong hơn 20 ngày, giao chiến với quân Bắc Ngụy hơn
30 trận; liên tục thắng lợi, truy kích địch tới tận Lịch Thành (nay thuộc tỉnh
Sơn Đông). Vì thắng trận nên Đàn Đạo Tế có phần kiêu ngạo và lơi lỏng
trong phòng bị. Quân Ngụy nhằm cơ hội đó, dùng 2 toán kỵ binh bất ngờ
đánh kẹp vào 2 mặt trước sau quân Tống, đốt hết lương thảo và xe tải lương
thực.
Quân của Đàn Đạo Tế tuy anh dũng thiện chiến, nhưng bị cạn lương,
không thể kéo dài cuộc chiến đấu, đành chuẩn bị rút khỏi Lịch Thành.
Trong quân Tấn có 1 tên lính chạy sang hàng quân Ngụy, nói hết tình hình
khó khăn về lương thực của Tống cho Ngụy biết. Bắc Ngụy liền phái đại
tướng đem quân đuổi quân Tống, nhằm bao vây tiêu diệt đội quân của Đàn
Đạo Tế. Các tướng sĩ quân Tống thấy quân Ngụy hình thành thế bao vây thì
đều lo sợ, 1 số binh lính bắt đầu lẻn trốn. Nhưng Đàn Đạo Tế lại ung dung
hạ lệnh cho tướng sĩ đóng trại, dừng lại nghỉ ngơi. Tối hôm đó trong doanh
trại quân Tống đèn đuốc sáng trưng, Đàn Đạo Tế thân đến kiểm tra lương
thực trong doanh trại, 1 số lính tay cầm bó thẻ tre cao giọng đếm số lượng
bao lương thực đong được, số khác dùng đấu đong gạo đóng vào bao.
Thám tử của quân Ngụy từ xa quan sát thấy bao nào cũng được đong đầy
gạo trắng, số bao gạo ngày càng chất cao, được che đậy và có lính canh gác