LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 29

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM

TẬP 3

Lâm Hán Đạt & Tào Dư Chương

www.dtv-ebook.com

Hàn Dũ Phản Đối Việc Rước Xương Phật

Đường Hiến Tông dựa vào Bùi Độ, Lý Sóc dẹp được cuộc phản loạn

Hoài Tây, cảm thấy vênh vang vì đã giành được công lớn, quyết định dựng
1 tấm bia ghi công để kỉ niệm chiến thắng to lớn ấy. Đang băn khoăn tìm
chọn 1 người có văn tài xứng đáng làm công việc đó, thì biết được dưới
quyền Bùi Độ có 1 viên quan Hành quân tư mã tên là Hàn Dũ, sở trường về
viết văn, lại đã từng theo Bùi Độ tham gia cuộc chiến ở Hoài Tây. Đường
Hiến Tông liền hạ chỉ Hàn Dũ khởi thảo "Bình Hoài Tây bi" (bài văn bia về
việc đánh dẹp Hoài Tây). Hàn Dũ là 1 văn học gia kiệt xuất thời Đường,
vốn quê ở vùng Hà Dương (nay là huyện Mãnh, Hà Nam). Ông thấy từ thời
Ngụy - Tấn - Nam Bắc triều về sau tập tục, thị hiếu xã hội ngày càng suy
đồi, văn phong cũng nặng về hình thức hào nhoáng, các nhà văn chỉ chú
trọng trau chuốt chữ nghĩa, gò bó vào biền ngẫu (thể văn có từng cặp đối
nhau về nội dung và âm điệu) mà thiếu hẳn tình cảm chân thực. Ông quyết
tâm đề xướng việc cải cách văn phong đó, đã viết rất nhiều bài văn có ảnh
hưởng lớn trong văn giới. Chủ trương và thực tiễn sáng tác của ông trên
thực tế là 1 hành động cải cách, nhưng vì ông cũng đồng thời chủ trương kế
thừa 1 số truyền thống của tản văn thời cổ, nên cuộc vận động do ông đề
xướng được gọi là "cổ văn vận động" (cuộc vận động cổ văn). Sau này,
người ta coi ông và Liễu Tông nguyên là những người mở đầu "cuộc vận
động cổ văn".

Không những giỏi văn chương, ông còn là 1 đại thần dám can thẳng

thắn. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ viết "Bình Hoài Tây bi", ông
liền làm 1 việc "đắc tội" Đường Hiến Tông, suýt chuốc lấy nguy hiểm đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.