lại mở khoa thi tiến sĩ. Có 2 vị đại thần có người nhà dự thi, liền đến nói lót
trước với quan chấm thi. Quan chấm thi là Tiều Huy không chịu. Trong
khóa đó, 1 người thân thích của Lý Tông Mẫn được lấy đỗ tiến sĩ. Hai đại
thần trên tâu với Đường Mục Tông là Tiều Huy đã thông đồng, tư túi trong
chấm thi. Đường Mục Tông hỏi Hàn lâm học sĩ, Lý Đức Dụ trả lời quả là
có việc đó. Do đó, Tiều Huy bị giáng chức. Lý Tông Mẫn cũng bị liên
quan, phải biếm trích đi xa. Lý Tông Mẫn thấy Lý Đức Dụ cố tình dựng
chuyện hại mình nên đem lòng căm hận từ đó. Ngưu Tăng Nhu cũng cùng
chung tình cảnh với Lý Tông Mẫn. Sau đó, Lý Tông Mẫn, Ngưu Tăng Nhu
và các quan chức xuất thân khoa cử kết lại với nhau thành 1 phe phái. Lý
Đức Dụ cũng cùng các quan chức xuất thân danh gia sĩ tộc kết thành 1 phe
phái khác. Hai bên dùng mọi thủ đoạn khi ngấm ngầm, lúc công khai bài
xích đấu đá với nhau rất kịch liệt.
Đến đời Đường Văn Tông, Lý Tông Mẫn nhờ chạy chọt theo đường
hoạn quan mà làm tới chức tể tướng. Ông liền tiến cử Ngưu Tăng Nhu lên
Văn Tông và cũng được phong làm tể tướng. Hai người nắm được quyền
lực cao trong triều, liền hợp lực lại đả kích Lý Đức Dụ, điều Lý Đức Dị đi
khỏi kinh thành, đi làm tiết độ sứ Tây Xuyên (trị sở ở Thành Đô, Tứ Xuyên
ngày nay). Lúc đó, vùng giáp Tây Xuyên có nước Thổ Phồn, 1 tướng Thổ
Phồn sang hàng Lý Đức Dụ. Nhân cơ hội đó, Lý Đức Dụ thu phục được 1
thị trấn quan trọng là Duy Châu (trị sở tại huyện Lý, Tứ Xuyên ngày nay).
Điều đó, đáng phải kể là 1 chiến công của Lý Đức Dụ. Nhưng tể tướng
Ngưu Tăng Nhu lại nói với Đường Văn Tông: "Thu phục được Duy Châu,
không đáng kể gì; nhưng làm xấu quan hệ với Thổ Phồn, là 1 việc sai lầm".
Ông xin Đường Văn Tông ra lệnh cho Lý Đức Dụ trả lại Duy Châu cho
Thổ Phồn. Việc đó khiến Lý Đức Dụ tức uất người.
Sau đó có người tâu với Đường Văn Tông rằng trả lại Duy Châu là
thất sách, đồng thời nói thêm rằng sự việc đó là thủ đoạn đả kích Lý Đức
Dụ của Ngưu Tăng Nhu. Đường Văn Tông rất hối tiếc, từ đó lạnh nhạt với
Ngưu Tăng Nhu. Bản thân Đường Văn Tông cũng nằm trong vòng khống