chế của bọn hoạn quan, không có chủ kiến trong bất kì việc gì, khi thì ngả
theo phe Lý Đức Dụ, khi lại ngả theo phe Ngưu Tăng Nhu. Phái này nắm
được quyền thi phái kia khốn khổ. Thế lực 2 phái cứ đổi thay như đèn kéo
quân, khiến triều chính rất hỗn loạn. Bản thân Đường Văn Tông không
phân biệt được đúng sai, phải trái nên thấy tình hình đó thì than thở: "Dẹp
loạn vùng Hà Bắc còn dễ, chứ dẹp bỏ được bè phái trong triều đình thật là
khó khăn quá!".
Cả 2 phái tranh quyền đoạt lợi với nhau đều phải dựa vào hoạn quan,
ra sức lấy lòng bọn chúng. Khi Lý Đức Dụ làm tiết độ sứ Hoài Nam, hoạn
quan giám quân là Dương Khâm Nghĩa được triệu về kinh thành, mọi
người đều nói là lần này Dương Khâm Nghĩa về nhất định sẽ nắm đại
quyền. Vì vậy, khi Dương Khâm Nghĩa sắp lên đường, Lý Đức Dụ bày tiệc
tiễn đưa long trọng, còn tặng nhiều lễ vật hậu hĩnh. Về tới triều đình,
Dương Khâm Nghĩa hết lời tán dương, tiến cử Lý Đức Dụ với Đường Vũ
Tông (tên là Lý Viên, làm vua từ 841-847). Quả nhiên, ít lâu sau, Đường
Vũ Tông triệu Lý Đức Dụ về triều, phong làm tể tướng. Khi đã nắm được
lực. Lý Đức Dụ liền trị lại Ngưu Tăng Nhu và Lý Tông Mẫn, biếm trích họ
xuống miền nam. Được Vũ Tông tín nhiệm, Lý Đức Dụ làm tể tướng được
mấy năm. Nhưng do chuyên quyền độc đoán, ông ta bị nhiều đại thần oán
hận. Năm 846, Đường Vũ Tông bị bệnh mất, các hoạn quan lập chú Vũ
Tông là Lý Thẩm lên là vua. Đó là Đường Tuyên Tông. Đường Tuyên
Tông loại hết những đại thần dưới thời Vũ Tông. Ngay ngày lên ngôi, ông
đã hạ chiếu triệt chức tể tướng của Lý Đức Dụ. Một năm sau, lại biếm trích
Lý Đức Dụ tới Nhai Châu (nay là đảo Hải Nam).
Cuộc tranh chấp bè phái kéo dài tới 40 năm tới đây kết thúc. Nhưng
vương triều Đường trải qua biết bao hỗn loạn không còn bao nhiêu sức
sống nữa.